Câu 31. Nội dung của hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mối quan hệ như thế nào? A. Hoàn toàn trái ngược nhau.

By Josie

Câu 31. Nội dung của hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy
không tày học bạn có mối quan hệ như thế nào?
A. Hoàn toàn trái ngược nhau.
B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.
C. Hoàn toàn giống nhau.
D. Gần nghĩa với nhau.
Câu 32. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu Uống
nước nhớ nguồn?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
C. Ăn cháo đá bát.
D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Câu 33. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa gần giống nhất với câu tục
ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn.
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu 34. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả nào?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Hồ Chí Minh.
C. Tố Hữu.
D. Đặng Thai Mai.
Câu 35. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì
nào?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Kháng chiến chống Mĩ.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
D. Sau năm 1975.
Câu 36. Vấn đề nghị luận của bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được
nêu ra câu câu văn nào?
A. Câu văn mở đầu tác phẩm.
B. Câu văn mở đầu đoạn hai
C. Câu văn mở đầu đoạn ba.
D. Câu văn cuối cùng.
Câu 37. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta là gì?
A. Sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ hiệu quả.
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ và so sánh đặc sắc.
C. Sử dụng thành công biện pháp nhân hoá và hoán dụ.
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến”.
Câu 38. Nhận định nào dưới đây là nói đúng về trạng ngữ?
A. Là thành phần chính của câu.
B. Là thành phần phụ của câu.
C. Là biện pháp tu từ trong câu.
D. Là bộ phận không thể thiếu của câu.
Câu 39. Khi viết, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng
loại dấu câu nào?
A. Dấu chấm.
B. Dấu phẩy.
C. Dấu chấm phẩy.
D. Dấu ba chấm.
Câu 40. Khi tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích
gì?
A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc, tăng tình gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định.
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ, tăng tình gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.
D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu, tăng tình gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 41. Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ và trạng ngữ.
D. Là câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 42. Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng
câu đặc biệt?
A. Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp.
B. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
Câu 43. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
A. Giờ ra chơi.
B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng.
D. Câu chuyện của bà tôi.
Câu 44. Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn Đức tính giản dị
của Bác Hồ?
A. Chứng minh     B. Bình giảng
C. Bình luận     D. Phân tích.
Câu 45. Trong bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ, chứng cứ nào không được
tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác?
A. Chỉ vài ba món giản đơn.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
Câu 46. Trong bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ, những câu văn có nội dung
đánh giá, bình luận tạo nên chiều sâu cho bài viết thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ.
B. Sau các dẫn chứng.
C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ.
D. Đầu mỗi đoạn văn.




Viết một bình luận