Câu 32 :Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững qu

Câu 32 :Xác định phép tu từ trong câu văn sau:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ.
B. Nhân hoá.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 33. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”
A. Xác định thời gian. C. Gọi đáp.
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D. Tường thuật.
Câu 34: “Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran” (Duy Khán)
Câu văn trên có mấy câu đặc biệt?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ
Câu 35: Câu văn “Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước
Mị Nương về núi” có mấy trạng ngữ?
A. Không có B. Một C. Hai D. Ba
Câu 36: Câu văn:“Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li
biệt,bồn chồn” ở đoạn “Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn
vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn” là:
A. Câu rút gọn.
B. Câu đặc biệt.
C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng.
D. Câu mở rộng thành phần.
Câu 37: Câu nào không phải là câu bị động?
A. Giáp được thầy giáo khen.
B. Thằng bé bị ngã rất đau.
C. Nó được mẹ dắt đi chơi.
D. Nó bị phê bình.
Câu 38: Dòng nào dưới đây là câu chủ động?
A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích.
B. Nó được mẹ dắt đi chơi.
C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu.
D. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có.
Câu 39: Trạng ngữ “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh” trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh,
tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” có ý nghĩa gì?
A. Xác định nơi chốn.
B. Xác định mục đích.
C. Xác định nguyên nhân.
D. Xác định thời gian.
Câu 40: Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc kiểu
câu gì?
A. Câu rút gọn. B. Câu đặc biệt.
C. Câu đơn mở rộng thành phần. D. Câu bị động.
Câu 41: Câu sau dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng?
A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn.
B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng.
C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.
Câu 42: “Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một
trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái,
người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày,
con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng.” (Vũ Ngọc
Phan)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Nghị luận.
Câu 43: Mục đích của văn nghị luận là gì?
A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó.
B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động.
D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm tư tưởng

0 bình luận về “Câu 32 :Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững qu”

  1. Câu 32.C

    Câu 33.B

    Câu 34.B

    Câu 35.C

    Câu 36.C

    Câu 37.B

    Câu 38.C

    câu 39.D

    Câu 40.C

    Câu 41.C

    câu 42.C

    Câu 43.D

    Xin ctlhn cho nhóm ạ!!!
    ~ Chúc bạn học tốt ~

    Bình luận

Viết một bình luận