Câu 39: Cho 20 g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 g khí thoát ra. Tính khối lượng muối clorua tạo thành.
Câu 40: Hoà tan 1,5 g hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 41: Cho 20 g Zn và Cu vào dung dịch HCl 2M (vừa đủ), thu được 0,4 g khí. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp, thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài 39: Gọi nMg= a (mol) ; nFe= b (mol)
24a+ 56b= 20 (1)
nH2= 0,5 (mol)
PTHH: Mg + 2HCl→ MgCl2 + H2
a a a(mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b b b( mol)
⇒ a+b = 0,5 (mol) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: a= b= 0,25(mol)
Khối lượng muối Clorua tạo ra là: 0,25 · 95 + 0,25 ·127= 55,5 ( g)
Câu 40: Gọi nAl= a (mol) ; nMg= b (mol)
Ta có: 27a + 24b= 1,5 (1)
nH2= 1,68÷ 22,4= 0,075 (mol)
PTHH: 2Al + 6HCl→ 2AlCl3 + 3H2
a a 1,5a (mol)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b b b (mol)
⇒ 1,5a + b= 0,075 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: nAl= 1/30 (mol)
nMg= 1/40 (mol)
Khối lượng mỗi kim loại tron hỗn hợp là: mAl= 1/30 × 27=0,9 (g)
⇒ mMg= 1,5 – 0,9 = 0,6(g)
Câu 41: Gọi nZn= a (mol) ; nCu= b (mol)
nH2= 0,4÷2= 0,2 (mol)
Ta có 65a+ 64b= 20 (1)
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
a 2a a (mol)
Cu + HCl→ không pư
⇒ a= 0,2 (mol)
%mZn= 0,2 × 65÷20×100=65%
⇒%mCu= 100%- 65%=35%
nHCl= 2×0,2= 0,4 (mol)
V(HCl)= 2÷0,4= 8M