Câu 4. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng : a. Stiren, toluen, benzen. b. But – 1 – in, benzen, but – 1 – en. c. Stiren, propin, ben

Câu 4. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng :
a. Stiren, toluen, benzen.
b. But – 1 – in, benzen, but – 1 – en.
c. Stiren, propin, benzen.

0 bình luận về “Câu 4. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng : a. Stiren, toluen, benzen. b. But – 1 – in, benzen, but – 1 – en. c. Stiren, propin, ben”

  1. a, 

    Nhỏ KMnO4 vào các dd. Stiren làm mất màu KMnO4. Toluen và benzen thì ko. 

    Đun nóng 2 dd ko hiện tượng. Toluen làm mất màu KMnO4. Benzen thì ko. 

    b, 

    Dẫn các chất qua AgNO3/NH3. But-1-in có kết tủa vàng. 

    Dẫn 2 chất còn lại vào nước brom. But-1-en làm mất màu brom, benzen thì ko. 

    c,  

    Cho các chất vào AgNO3/NH3. Propin có kết tủa vàng. 

    Cho 2 chất còn lại vào nước brom. Stiren làm mất màu brom, benzen thì ko. 

    Bình luận
  2. a) Lấy mẫu thử của các chất cho tác dụng với Br2.

    Chỉ có stiren (\[{C_6}{H_5}CH = C{H_2}\]) làm mất màu Br2 -> nhận biết được.

    Còn 2 chất còn lại cho tác dụng với thuốc tím đun nóng.

    -> Chất nào phản ứng làm nhạt màu thuốc tím, đồng thời thu được kết tủa rắn đen

    -> toluen

    -> còn lại là benzen.

    b)

    Cho mấu thử của các chất tác dụng với AgNO3/NH3

    Chất nào tạo kết tủa đen là but-1-in .

    Còn 2 chất còn lại không có hiện tượng. Đem tác dụng với Br2

    Chất nào làm mất màu Br2 ở điều kiện thường là but-1-en.

    -> còn lại là benzen

    c)

    Cho 3 mẫu thử của 3 chất tác dụng với AgNO3/NH3

    -> chất tạo kết tủa đen là propin.

    Còn lại là stiren và benzen không có hiện tượng.

    Đem 2 chất này tác dụng với Br2.

    Chất làm mất màu Br 2 là stiren -> còn lại là benzen

    Bình luận

Viết một bình luận