Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm rõ niềm tự hào dân tộc của tác giả được gửi gắm trong đó, trong đoạn văn có

Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm rõ
niềm tự hào dân tộc của tác giả được gửi gắm trong đó, trong đoạn văn có sử dụng
một câu phủ định (gạch chân chú thích rõ một câu phủ định) (3.5 điểm)

0 bình luận về “Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm rõ niềm tự hào dân tộc của tác giả được gửi gắm trong đó, trong đoạn văn có”

  1. Có thể nói, Nước Đại Việt ta là lời mở đầu xuất sắc cho áng văn Bình Ngô đại cáo và đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi người chính là niềm tự hào dân tộc của tác giả Nguyễn Trãi. Tác giả không khái quát về các yếu tố mà đưa ra thật nhiều sự so sánh để đối chiếu dân tộc ta và quốc gia phương Bắc.  Yếu tố đầu tiên góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc được Nguyễn Trãi nói đến chính là văn hiến. Thật không ngoa khi khẳng định rằng văn hiến là nền, cốt của một quốc gia và Nguyễn Trãi là người đầu tiên để cập đến yếu tố đặc sắc này. Bên cạnh đó, ta còn có thể thấy sự tự hào trong thi nhân khi đề cập đến vấn đề lãnh thỗ và chủ quyền dân tộc. Yêu tố phong tục cùng lịch sử, văn hóa làm nên sự riêng biệt của hai quốc gia. Đại Việt trong lòng tác giả hoàn toàn sánh ngang với quốc gia phương Bắc. Đặc biệt, chúng ta có sự tách biệt trên mọi phương diện và điều đó làm nên Đại Việt với sự hùng mạnh. “Hào kiệt đời nào cũng có” chính là sự khẳng định về sự phát triển riêng biệt của nước ta trên cơ sở là người tài với sự đóng góp, cống hiến cho dân tộc. Niềm tự hào dân tộc đã thôi thúc ngòi bút Nguyễn Trãi và tạo nên một bức tranh đa diện trong cái nhìn về quốc gia, dân tộc. 

    Câu phủ định: gạch chân

    Bình luận

Viết một bình luận