Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn

By Rose

Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn lưu truyền đến ngày nay?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày những nét chính của nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong? Tại sao nghĩa quân Tây Sơn lại quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn?
Câu 6: Sử Triều Nguyễn ghi nhận “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn( năm 1785 ) theo dương lịch, ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sơ quân Tây Sơn như cọp”. Bằng tài thao lược của Nguyễn Huệ trong trận đánh này em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 7: Trình bày diễn biến quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789. Từ đó rút ra được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789?
Câu 8: Hãy kể tên những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm từ 1771 đến 1789?

0 bình luận về “Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn”

  1. 1. Tư tưởng, tôn giáo

    – Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

    – Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

    – Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

    – Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

    => Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

    2. Giáo dục và văn học

    *Giáo dục:

    – Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

    + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

    + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

    + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

    – Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

     *Văn học:

    – Nho giáo suy thoái.

    – Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

    – Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

    – Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

    – Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

    3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

    * Nghệ thuật:

    – Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

    – Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

    *Khoa học – kỹ thuật:

     – Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…

     – Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

     – Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

     – Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

     – Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    – Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

    Trả lời
  2. Câu 5

    Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
    – Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn .
    – 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi , phía bắc có quân Trịnh  và phía nam có quân Nguyễn .
    – Nên Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn  với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn .
    – Năm 1777 Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt ,Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện .
    – Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ

    – Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

    => Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.

    Câu 7 :

    Vua Lê chạy sang Trung Quốc, cầu viện Thanh Cao Tông (Càn Long). Vị hoàng đế già đồng ý và cuối năm 1788 sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp – Biện Sơn cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với 200 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Biết quân Thanh dự định ngày 16 tháng giêng (âl) sẽ từ Thăng Long xuất quân, ông quyết định quân Tây Sơn sẽ đánh tan quân Thanh và tiến vào Thăng Long trước ngày mùng 6 tháng giêng (âl). Ông hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Sau đó, 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long.

    Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình), đánh tan quân của Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa

    Trưa ngày mùng 5 tháng giêng (âl), Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng, tiến vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của nhân dân. Nha cua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và oanh liệt.

    Câu 8 :

    Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc

    – Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    – Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    Câu 4 + 6 : Cậu tự làm nhé .

    * Chúc cậu học tốt !!! Nhớ tick cho mik 5 sao , 1 cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé .

    Trả lời

Viết một bình luận