Câu 4: Trình bày các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Nêu nội dung cơ bản của từng giai đoạn?

Câu 4: Trình bày các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Nêu nội dung cơ bản của từng giai đoạn?

0 bình luận về “Câu 4: Trình bày các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Nêu nội dung cơ bản của từng giai đoạn?”

  1. – Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

    – Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

    – Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

    – Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được , hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

    – Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    Bình luận
  2. – Các giai đoạn:

    – Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

    – Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

    – Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

    – Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    – Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

    – Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    * Nội dung cơ bản

     +Trong giai đoạn đầu (14181423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng.

     +Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó. Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát lực lượng viện quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

    Bình luận

Viết một bình luận