Câu 4. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng suy nghĩ của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. Mình cần gấp ạ

Câu 4. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng suy nghĩ của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. Mình cần gấp ạ

0 bình luận về “Câu 4. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng suy nghĩ của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. Mình cần gấp ạ”

  1.  Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài, những thứ ngôn ngữ ngoại lai cũng được du nhập một mặt  làm phong phú, mở rộng thêm vốn tiếng Việt mặt khác tác động tiêu cực đến cách nói, cách viết khiến cho việc sử dụng tiếng Việt trở nên khác lạ, làm mất đi những bản sắc vốn có của tiếng Việt.

    – “Ngôn ngữ” là phương tiện của giao tiếp, phương tiện của tư duy, nhờ có ngôn ngữ con người có thể truyền đạt những thông tin và thấu hiểu lẫn nhau.

    – Ngôn ngữ còn là tấm gương phản chiếu được văn hóa, đời sống xã hội của một quốc gia, dân tộc.

    –> sử dụng ngôn ngữ thiếu hợp lí với sự chắp ghép tây – ta lẫn lộn có thể làm ảnh hưởng đến bản sắc của tiếng mẹ đẻ, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

    >> Xem thêm:  Thuyết minh về cái quạt giấy, bài văn mẫu về chiếc quạt giấy Việt Nam lớp 9

    – Hiện nay, giới trẻ đang “theo đuổi” trào lưu sử dụng tiếng lóng, sử dụng thêm ngôn ngữ nước ngoài, tiếng nhại để tự khẳng định  “đẳng cấp” của mình.

    – Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cách kết hợp tiếng lóng, từ địa phương, từ vay mượn nước ngoài.

    – Không thể phủ nhận rằng việc vay mượn tiếng nước ngoài, tiếng lóng phần nào làm tăng hiệu quả giao tiếp như: truyền đạt nhan, tiết kiệm thời gian

    – Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài lại đặt ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ bị xâm hại, làm méo mó, mất đi sắc thái ban đầu, đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt; Ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của con người.

    Để việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt được hiệu quả, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài phù hợp.

    Bình luận
  2. Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.

    Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống hình thức của các dấu hiệu được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp theo ngữ pháp để truyền tải ý nghĩa. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ con người có thể được mô tả như hệ thống kết cấu khép kín. Hệ thống này bao gồm các quy tắc ánh xạ các dấu hiệu đặc biệt tới các ý nghĩa đặc biệt.

    Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và củng cố các mối quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngôn ngữ hoặc bằng các hệ thống ký hiệu khác. Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp chủ đạo trong đời sống con người.

    Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiện cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộc lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

    Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả trong hành vi và lối sống.

    Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

    Bình luận

Viết một bình luận