Câu 4
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…”
(Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi, sách Tiếng Việt 5, tập 1, NXBGD, 2006, tr6)
a. Kể ra các từ láy trong đoạn thơ trên.
b. Em hiểu thể nào là “bay lả”?
c. Nêu tác dụng của dấu chấm than trong câu thơ thứ nhất.
d. Tại sao tác giả không dùng từ “ruộng lúa”, “đồng lúa” mà lại dùng từ “biển lúa” trong câu thơ: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”? Nêu tác dụng của cách dùng từ “biển lúa” trong câu thơ.
e. Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong câu thơ:
“Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ cho đỉnh Trường Sơn sớm chiều…”
g. Viết khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
a. Mênh mông, dập dờn
b. bay lả là bay thấp nhưng không quá thấp và là bay nhẹ nhàng
c. dấu chấm than trong câu thơ thứ nhất dùng để bọc lộ cảm xúc
d. từ biển lúa có nghĩa là rất nhiều lúa cho nên tác giả dùng từ biển lúa thay cho từ “ruộng lúa” và “đồng lúa”. Tác dụng của từ biển lúa là làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn, phong phú hơn
e. chủ ngữ 1: cánh cò
vị ngữ 1: bay lả dập dờn
chủ ngữ 2: mây mờ
vị ngữ 2: che đỉnh
g. Sau khi đọc đoạn thơ “Việt Nam đất nước ta ơi!.. Em cảm thấy các câu thơ rất hay, giàu từ ngữ phong phú làm cho đoạn thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn. Đoạn thơ thể hiện được vẻ đẹp của đất trời Việt Nam, con người Việt Nam. Đoạn thơ như một bức tranh đẹp về đất nước Việt Nam. Đoạn thơ giàu những ý nghĩa, làm cho người đọc cảm nhận được sự độc đáo và sự yêu quê hương Việt Nam của tác giả.
Câu 4:
a.
$→$ Các từ láy:
– mênh mông → láy âm đầu
– dập dờn → láy âm đầu
b.
$→$ Em hiểu về từ “bay lả”: Là bay lúc lên rồi lại lúc xuống, bay liệng một cách mềm mại và uyển chuyển gợi là “bay lả.”
c.
$→$ tác dụng của dấu chấm than: “Việt Nam đất nước ta ơi!” dấu chấm than trong câu dùng bộc lộ cảm xúc, lời kêu gọi của tác giả.
d.
$→$ Nếu như tác giả dùng những từ “đồng lúa”, “ruộng lúa” sẽ làm mất đi âm điệu, sự giàu cảm xúc của câu thơ, bài thơ. Tác giả dùng từ “biển lúa” không chỉ gợi cho câu thơ thêm âm điệu, có vần hơn mà còn tạo sự “uyển chuyển” và “mềm mại” cho câu thơ và đồng thời cả bài thơ. Và qua từ “biển lúa: giúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp của những cây lúa theo một cái nhìn mới mẻ với với hình ảnh vàng thơ mộng hơn của những cây lúa!
e.
Cánh cò/ bay lả dập dờn,
CN VN
_____________________________
Mây mờ/ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…
CN VN
g.
$→$ Qua những câu thơ trên, em càng cảm thấy thêm yêu đất nước của mình. Những hình ảnh thơ mộng nhưng mang vẻ đẹp bình dị đã đi sâu vào tâm trí của em rất nhiều. Qua những câu thơ ấy cho em thêm cảm nhận được vẻ đẹp của những cánh đồng lúa. Vẻ đẹp của những cánh cò chao liệng thật mềm mại trên bầu trời. Những hình ảnh ấy quá đỗi quen thuộc, quá đỗi thân yêu nay lại càng thêm gắn bó, thêm yêu quý biết bao vẻ đẹp Việt Nam mến yêu!
$#Yumz$
Gửi bn nekkk!