Câu 5: Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ, nói về vai trò học tập trong cuộc sống.
0 bình luận về “Câu 5: Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ, nói về vai trò học tập trong cuộc sống.”
Từng có một câu nói :
“Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi”
Câu nói trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết của việc học đối với mọi hoạt động sinh hoạt, khám phá, phát triển của con người nói chung. Xã hội loài người như một xã hội của loài ong chăm chỉ, nhưng không chỉ có làm việc, mà con người sinh ra để học, chỉ có thế mới giúp chúng ta phát triển được.
Vậy, “học” là gì? Một từ sẽ khiến nhiều người có ngay những suy nghĩ, đắn đo, gợi lên nỗi thất vọng, nhưng lại gợi cho người khác một cảm giác thoải mái. “Học” là quá trình tự nhiên của những sinh vật bậc cao, nghĩa là có khả năng học hỏi từ những sai lầm và rút ra kinh nghiệm. Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Ngày nay, học sinh được phân chia ra rất nhiều loại khác nhau, dựa vào : hoàn cảnh, học lực, đạo đức…. Tất cả đều được đưa vào trường và phải học những môn như : toán, lý, hoá, anh, văn, sử, địa, GDCD…… Tất cả trở nên như một cỗ máy, những cỗ máy chỉ biết phục vụ cho điểm số. Theo tôi, thử hình dung lại trong lịch sử của nhân loại, Albert Einstein, một trong những nhà khoa học quan trọng nhất của lịch sử loài người, ông từ nhỏ đã có chứng học chậm, nhưng nhờ vào tài năng của mình, ông đã tạo nên nhiều thuyết học vĩ đại, mặc dù ông không cần vào trường học là mấy…. Bill Gates, bỏ học đại học và giờ ông trở thành tỉ phú giàu nhất thế giới… Và nhiều người nữa. Nói chung việc học là điều nhất thiết, nhưng nhiều khi, chúng ta cần phải biết thực dụng nó vào cuộc sống. Có những học sinh học không giỏi, mà phải nói là “xuất sắc”, giành được rất nhiều giải thưởng, học bổng nước ngoài,… những thứ mà cả đời nhiều người cũng không nghĩ tới được. Nhưng sau đó, họ làm gì? Dù chỉ là một công việc đơn giản ở phòng nhân viên cũng không làm được. Dần dần, họ bị hoang mang về tinh thần, khi không thể kiếm nổi một công việc thích hợp cho mình. Những người chỉ có cắm mặt mũi vào sách, vở suốt ngày chưa chắc đã thành công trên đường đời. Vì điều đó ngăn cản họ dần với xã hội, với tự nhiên, với thực tế. Tuy nhiên, ta cần khen ngợi những người biết cân bằng giữa việc học và chơi, sáng tạo. Đó là những học sinh, người biết trao dồi kiến thức từ cuộc đời, họ học hỏi từ cuộc sống, từ đường đời. Biết sáng tạo, biết tham gia vào những hoạt động xã hội bổ ích. Việc học không chỉ là trong sách vở, nghe đến càng vô lý hơn khi ngoài kia, còn rất nhiều thứ quan trọng, vĩ đại hơn để ta khám phá! Như Bill đã từng nói : “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu.”
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Như vậy, việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.
Từng có một câu nói :
“Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi”
Câu nói trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết của việc học đối với mọi hoạt động sinh hoạt, khám phá, phát triển của con người nói chung. Xã hội loài người như một xã hội của loài ong chăm chỉ, nhưng không chỉ có làm việc, mà con người sinh ra để học, chỉ có thế mới giúp chúng ta phát triển được.
Vậy, “học” là gì? Một từ sẽ khiến nhiều người có ngay những suy nghĩ, đắn đo, gợi lên nỗi thất vọng, nhưng lại gợi cho người khác một cảm giác thoải mái. “Học” là quá trình tự nhiên của những sinh vật bậc cao, nghĩa là có khả năng học hỏi từ những sai lầm và rút ra kinh nghiệm. Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Ngày nay, học sinh được phân chia ra rất nhiều loại khác nhau, dựa vào : hoàn cảnh, học lực, đạo đức…. Tất cả đều được đưa vào trường và phải học những môn như : toán, lý, hoá, anh, văn, sử, địa, GDCD…… Tất cả trở nên như một cỗ máy, những cỗ máy chỉ biết phục vụ cho điểm số. Theo tôi, thử hình dung lại trong lịch sử của nhân loại, Albert Einstein, một trong những nhà khoa học quan trọng nhất của lịch sử loài người, ông từ nhỏ đã có chứng học chậm, nhưng nhờ vào tài năng của mình, ông đã tạo nên nhiều thuyết học vĩ đại, mặc dù ông không cần vào trường học là mấy…. Bill Gates, bỏ học đại học và giờ ông trở thành tỉ phú giàu nhất thế giới… Và nhiều người nữa. Nói chung việc học là điều nhất thiết, nhưng nhiều khi, chúng ta cần phải biết thực dụng nó vào cuộc sống. Có những học sinh học không giỏi, mà phải nói là “xuất sắc”, giành được rất nhiều giải thưởng, học bổng nước ngoài,… những thứ mà cả đời nhiều người cũng không nghĩ tới được. Nhưng sau đó, họ làm gì? Dù chỉ là một công việc đơn giản ở phòng nhân viên cũng không làm được. Dần dần, họ bị hoang mang về tinh thần, khi không thể kiếm nổi một công việc thích hợp cho mình. Những người chỉ có cắm mặt mũi vào sách, vở suốt ngày chưa chắc đã thành công trên đường đời. Vì điều đó ngăn cản họ dần với xã hội, với tự nhiên, với thực tế. Tuy nhiên, ta cần khen ngợi những người biết cân bằng giữa việc học và chơi, sáng tạo. Đó là những học sinh, người biết trao dồi kiến thức từ cuộc đời, họ học hỏi từ cuộc sống, từ đường đời. Biết sáng tạo, biết tham gia vào những hoạt động xã hội bổ ích. Việc học không chỉ là trong sách vở, nghe đến càng vô lý hơn khi ngoài kia, còn rất nhiều thứ quan trọng, vĩ đại hơn để ta khám phá! Như Bill đã từng nói : “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu.”
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Như vậy, việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.