Câu 6.Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt p

Câu 6.Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết.
B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến,
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại phái chủ chiến.
Câu 7.Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?
A. Đêm mùng 5 rạng sáng 6 -7-1885. B. Đêm mùng 6 rạng sáng 7-7-1886.
C. Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885. D. Đêm mùng 3 rạng sáng 4-7-1885
Câu 8.Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?
A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành. B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành,
C. Hoàng Thành. D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Câu 9. Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?
A. Ngày 20 tháng 7 năm 1885. B. Ngày 02 tháng 7 năm 1885.
C. Ngày 13 tháng 7 năm 1885. D. Ngày 17 tháng 3 năm 1885.
Câu 10. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương. B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn, D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.
Câu 11. Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 12. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân. B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân.
Câu 13.Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
A. Bắc Kì và Nam Kì. B. Trung Kì và Nam Kì.
C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. D. Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 14.Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước. B. Những võ quan triều đình.
C. Nông dân. D. Địa chủ các địa phương.
Câu 15. Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?
A. Của Nguyễn Quang Ngọc. B. Của Tôn Thất Thuyết.
C. Của Trương Quang Ngọc. D. Của Nguyễn Duy Cung.
Bài tập 2: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
mn giúp hộ em với

0 bình luận về “Câu 6.Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt p”

  1. 6.B

    7.C

    8.D

    9.C

    10.B

    11.A

    12.C

    13.D

    14.A

    15.C

    Bài tập 2: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

    Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh. … Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

    Bình luận
  2. 6.B Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

    7.C Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885. 

    8.D Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

    9.C Ngày 13 tháng 7 năm 1885. 

    10.B Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

    11.B Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

    12.C Phong trào Cần vương.

    13.D Trung Kì và Bắc Kì.

    14.A Văn thân sĩ phu yêu nước.

    15.C Của Trương Quang Ngọc.

    Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

    +Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu các tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), đều là những người tài giỏi như tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà chế tạo vũ khí Cao Thắng.

    +Quy mô: rộng lớn, trải dài khắp 4 tỉnh.

    +Lối đánh: linh hoạt, phòng ngự chủ động tấn công, đánh đồn diệt viện.

    +Quân đội: được chia làm 15 quân thứ, được trang bị súng theo kiểu Pháp.

    +Thời gian tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào.

    Bình luận

Viết một bình luận