Câu 6: Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ? A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung. B. Phê bì

Câu 6: Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ?
A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.
B. Phê bình, bình luận về một hiện tương văn học cụ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 7: Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả. B. Một phần. C. Đa số. D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
Câu 9: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?
A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
Câu 10: Phép tăng cấp trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” được Phạm Duy Tốn dùng để miêu tả những chi tiết nào ?
A. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê.
B. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm.
C. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội.
D. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.
Câu 11: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì?
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với nỗi khổ của người dân.
B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.
C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của nhân dân.
D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.
Câu 12: Thế nào là câu chủ động ?
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?
A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
C. Thuyền bị gió làm lật. D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.
Câu 14: Tại sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’?
A. Vì cuộc sống trong văn chương chân thật hơn bất kì một loại hình nghệ thuật nào.
B. Vì nhiệm vụ của văn chương là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài cuộc đời.
C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh phong phú và đa dạng của con người và xã hội.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 15: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động ?
“Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế”.
(Nguyễn Văn Long)
A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con.
B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.
C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.
D. Cả A, B, C đều là câu chủ động
Câu 16: Trạng ngữ trong câu văn sau biểu thị điều gì ?
“Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.”
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 17: Liệt kê là gì?
A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.
B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
C. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.
D. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
Câu 18: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì?
A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân.
C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Câu 19: Câu văn “Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,ngón phi, ngón rãi’’ dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì ?
A. Miêu tả tiếng đàn
B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú
C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn
D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.
Câu 20: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu

0 bình luận về “Câu 6: Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ? A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung. B. Phê bì”

  1. Câu 6:C.Cả A và B đều đúng

    Câu 7:D.Cái chính, cái quan trọng nhất

    Câu 9:C.Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống vầ cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân 

    Câu 10:D. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.

    Câu 11:C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của nhân dân.

    Câu 12:A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.

    Câu 13:A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

    Câu 14:C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh phong phú và đa dạng của con người và xã hội.

    Câu 15:B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

    Câu 16:B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

    Câu 17:D. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

    Câu 18:D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

    B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân.

    Câu 19:B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú

    Câu 20:A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

    mk xin ctlhn ạ!!

    Bình luận
  2. Câu 6:

    A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.

    Câu 7:

    D. Cái chính, cái quan trọng nhất.

    Câu 9:

    C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.

    Câu 10:

    D. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.

    Câu 11:

    D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.

    Câu 12:

    B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.

    Câu 13:

    A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

    Câu 14:

    C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh phong phú và đa dạng của con người và xã hội.

    Câu 15:

    B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

    Câu 16:

    B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

    Câu 17:

    D. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

    Câu 18:

    D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

    Câu 19:

    B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú

    Câu 20:

    A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

    Bình luận

Viết một bình luận