Câu 6: Vì sao khi bứng cây đi trồng cây người ta thường chọn lúc râm mát hoặc tỉa bớt lá? Câu 7: Trình bày những ứng dụng trong thực tế của hình thức

Câu 6: Vì sao khi bứng cây đi trồng cây người ta thường chọn lúc râm mát
hoặc tỉa bớt lá?
Câu 7: Trình bày những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản sinh
dưỡng do người (giâm cành, chiết cành, ghép cành)
Câu 8: Thụ phấn là gì? Những cây có hoa nở về đêm như hoa nhài, quỳnh,
dạ hương có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
Câu 9: Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Vì sao nói thụ tinh là hiện tượng sinh
sản hữu tính?
Câu 10: Qủa và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây
nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ
phận đó?
Câu 11: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín
khô?
Câu 12: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
Câu 13: Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt giải
thích cơ sở của các biện pháp kĩ thuật trang 114sgk
( Học sin

0 bình luận về “Câu 6: Vì sao khi bứng cây đi trồng cây người ta thường chọn lúc râm mát hoặc tỉa bớt lá? Câu 7: Trình bày những ứng dụng trong thực tế của hình thức”

  1. 6 Khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua Lúc đó nếu để nhiều cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết.

    7

    + Giâm cành : với cây lấy củ , lấy thân có thể trồng nhanh với số lượng lớn trên diện tích trồng trọt

    + Triết cành : cây ăn quả để rút ngắn thời gian tăng trưởng tăng năng suất thu hoạch

    + Ghép cành : trồng được nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau

    8

    Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

    Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy  của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.

    Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn.

    Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

    Đặc điểm của những cây có hoa nở về ban đêm (hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương …) để thu hút sâu bọ là: hoa thường có màu trắng nổi bật trong đêm tối, kích thước hoa đơn khá lớn hoặc các hoa mọc thành từng cụm để sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm nồng để sâu bọ nhận biết được từ xa.

     9 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

    Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử

    Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của các cá thể mới.

    – Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:

    + Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.

    + Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ cây ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa).

    – Hạt do noãn đã được thụ tinh chuyển hoá thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.

    – Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

    – Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

    10

    Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh

    Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

    Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị … (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô …(giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).

    11 Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

    12

    Điều kiện bên ngoài: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước…

    Điều kiện bên trong: chất lượng của hạt (mẩy, chắc, to, không nứt,…)

    13

    Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay

    – Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt

    – Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo

    – Phải gieo hạt đúng thời vụ

    – Phải bảo quản tốt hạt giống

    Giải thích các bước giải:nhớ bình chọn cho mình là câu trả lời hay nhất nha, chúc bn học tốt 

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 6:

      Để hạn chế sự thoát hơi nước đó bạn.Cây sau khi nhổ lên bộ rễ chua được hồi phục,mà rễ thực hiện chứ năng hút nước,lá thoát hơi nước.VÌ vậy nêu không chọn ngày mát hoặc tỉa bớt lá,cây sẽ mất nước nhiều và chết tuy nhiên người ta chỉ làm việc này với các cây có kích thước lớn,với các cây nhỏ thì không cần.

    Câu 7:

    Giâm cành : với cây lấy củ , lấy thân có thể trồng nhanh với số lượng lớn trên diện tích trồng trọt.

    – Triết cành : cây ăn quả để rút ngắn thời gian tăng trưởng tăng năng suất thu hoạch.

    – Ghép cành : trồng được nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau.

    Câu 8:

    – Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy).

    – Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương … là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

    Câu 9:

     *Phân biệt thụ phấn với thụ tinh

      -Sự thụ phấn : Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ

      –Sự thụ tinh : Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hat phấn vào kết hợp với tế bài sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử.

      *Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của các cá thể mới.

    – Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:

     + Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.

     + Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ cây ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa).

    – Hạt do noãn đã được thụ tinh chuyển hoá thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.

    – Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

    – Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

    Câu 10:

     – Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh

     – Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

     – Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị … (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô …(giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).

    Câu 11:

     – Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

    Câu 12:

     – Điều kiện bên ngoài: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước…

     – Điều kiện bên trong: chất lượng của hạt (mẩy, chắc, to, không nứt,…).

    Câu 13:

    – Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì úng nước làm hạt thiếu không khí, sẽ không thể nảy mầm.

    – Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt để cho đất thoáng khí.

    – Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo để giữ nhiêt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.

    – Gieo hạt hạt đúng thời vụ thì hạt sẽ có đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm để nảy mầm.

    – Phải bảo quản tốt hạt giống thì sức nảy mầm vụ sau sẽ tốt hơn.

    Đây là câu trả lời của mik bạn cho mik là câu trả lời hay nhất và 5 vote nhé!!!!!!!!!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận