Câu 7: Nhóm công thức biểu diễn toàn oxit là: A. CuO, HCl, SO3 B. CO2, SO2, MgO C. FeO, KCl, P2O5 D. N2O5, Al2O3, HNO3 Câu 8. Oxit của một nguyên tố

Câu 7: Nhóm công thức biểu diễn toàn oxit là:
A. CuO, HCl, SO3 B. CO2, SO2, MgO
C. FeO, KCl, P2O5 D. N2O5, Al2O3, HNO3
Câu 8. Oxit của một nguyên tố có hóa trị III, trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng. Công thức hóa học của oxit là:
A. Fe2O3 B. Al2O3 C. Cr2O3 D. N2O3
Câu 9: Khối lượng (gam) và thể tích (lít) khí oxi đủ dùng để đốt cháy hoàn toàn 3 gam cacbon lần lượt là:
A. 5,6 và 8 B. 8 và 5,6 C. 6,4 và 4,48 D. 4,48 và 6,4
Câu 10: Khi phân hủy có xúc tác 122,5 gam kaliclorat, thể tích khí oxi thu được sau khi phân hủy là:
A. 48,0 lít B. 24,5 lít C. 67,2 lít D. 33,6 lít
Câu 11. Đốt cháy 15,5 gam photpho trong 11,2 lít khí oxi (ở đktc). Sau phản ứng thấy có m (gam) chất rắn. Giá trị m là:
A. 28,4 gam B. 3,1 gam C. 19,3 gam D. 31,5 gam
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam sắt ở nhiệt độ cao. Khối lượng sắt oxit thu được là:
A. 2,21 gam B. 2,20 gam C. 2,2 gam D. 22 gam

0 bình luận về “Câu 7: Nhóm công thức biểu diễn toàn oxit là: A. CuO, HCl, SO3 B. CO2, SO2, MgO C. FeO, KCl, P2O5 D. N2O5, Al2O3, HNO3 Câu 8. Oxit của một nguyên tố”

  1. Đáp án:

     Nhiều quá, mình viết đáp án ở dưới, vui lòng kéo xuống giùm mình hen! ????????????

    Giải thích các bước giải:

     7/B

    SO2, CO2 là oxit axit; MgO là oxit bazơ!

    Phân tử hợp chất hữu cơ chỉ cần có dạng XO (với X là kim loại/phi kim), thì sẽ cho ra tương ứng oxi bazơ/axit!

    8/A

    Vì kim loại có hoá trị (III) => Oxit kim loại có dạng : R2O3!

    M = 2R + 48

    Ta thấy trong R2O3, Oxi có 3 nguyên tử và chiếm 30% tổng thể nên ta có:

    48/(2R + 48) = 30% => R = 56 g/mol

    Vậy oxit cần tìm là Sắt (III) oxit!

    9/B

    Theo PTrình : C + O2 -> CO2

    nC = 3/12 = 0,25 mol = nO2 => mO2 = 32/4 = 8g!

    (Bổ sung đề cho mình, thể tích O2 ở ĐKTC nhé)! Thì VO2 = 22,4/4 = 5,6 lít!

    10/D

    Theo PTrình : 2KCLO3 (nhiệt độ, MnO2 xt) -> 2KCL + 3O2

    nKCLO3 = 1 mol => nO2 = 3/2 (1) = 3/2 mol

    => VO2 (ĐKTC) = 3/2(22,4) = 33,6 lít!

    11/D

    Vẫn là theo PTrình: 4P + 5O2 (nhiệt độ) -> 2P2O5

    nP = nO2 = 0,5 mol

    Ta có tỉ lệ: 4/0,5 = 8 < 5/0,5 = 10 => nO2 hết, tính các chất theo O2! 

    Chất rắn sau PỨ gồm có P dư (0,1 mol) và P2O5 tạo thành (0,2 mol)!

    mRắn = 0,1(31) + 0,2(31 . 2 + 16 . 5) = 31,5g!

    12/A

    Theo PTrình :V 3Fe + 2O2 (nhiệt độ) -> Fe3O4

    nFe = 1/35 mol => nFe3O4 = 1/105 mol

    => mOxit = mFe3O4 = (56 . 3 + 64)1/105 = 2,2095 g xấp xỉ bằng 2,21g nhé! ^^

    Có gì chưa hài lòng cứ cmt, rep nhiệt tình! 

    Bình luận

Viết một bình luận