câu 7:trình bày những khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông cửu long và nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn đó

By Piper

câu 7:trình bày những khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông cửu long và nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn đó

0 bình luận về “câu 7:trình bày những khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông cửu long và nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn đó”

  1. DÂY NHA BẠN 

    Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:

    – Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

    – Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

    – Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều thiệt hại.

    – Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái.

    – Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT 

    Trả lời
  2. Khó khăn: Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên xảy ra lũ và hiện tượng xâm nhập mặn

    Cách khắc phục:

    Giải pháp trước tiên là tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng nước mặt, nước ngầm và khả năng sụt lún, xói lở, sạt lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội; rà soát, đánh giá, bổ sung các quy hoạch phát triển, đặc biệt là quy hoạch đê sông, đê biển, hồ chứa cho vùng; xây dựng mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xác định các kịch bản phát triển riêng cho toàn vùng trên cơ sở cập nhật chi tiết các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các tác động do phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

    Đi cùng với trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển nhằm từng bước tạo đai rừng chắn sóng, chống sạt lở bờ biển, tăng cường khả năng hấp thụ khí CO2, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven biển, tạo sinh kế bền vững cho người dân bản địa.

    Phải nâng cấp, gia cố, xây mới các hồ nước ngọt, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng, nhất là nâng cấp, gia cố, xây mới các đoạn đê sông, đê biển xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân trong vùng.

    còn lũ thì mình chịu

    Trả lời

Viết một bình luận