Câu 76: Tìm nhân vật lịch sử trong đoạn thơ sau: Ai người quê bản Nà Ngần Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình Mười ba tuổi đã hi sinh G

Câu 76: Tìm nhân vật lịch sử trong đoạn thơ sau:
Ai người quê bản Nà Ngần
Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình
Mười ba tuổi đã hi sinh
Gương anh sống mãi trong tình nước non.
a, Lê Văn Tám b, Kim Đồng
c, Vừ A Dính d, Lý Tự Trọng
Câu 77: Điền từ thích hợp để điền vào câu tục ngữ sau:
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất…..
a, bạn b, tình c, lòng d, cười
Câu 78: Chọn con vật không có đặc điểm chung với con vật còn lại
a, chuột b, cú mèo c, chó d, hổ
Câu 79: Điền cặp từ trái nghĩa vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:
….. cậy cha, …. cậy con
….. không chăm học, …. còn cậy ai.
a, bé – lớn b, trẻ – già c, khỏe – yếu d, tốt – xấu
Câu 80: Từ nào chỉ sắc độ thấp?
a, vàng vọt b, vàng vàng c, vàng hoe d, vàng khè
Câu 81: Chủ ngữ trong câu: “ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi màu đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là:
a, những chùm hoa
b, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi màu đông
c, những chùm hoa khép miệng
d, trong sương thu ẩm ướt
Câu 82: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng tự trọng?
a, cây ngay không sợ chết đứng. b, Giấy rách phải giữ lấy lề.
c, Thẳng như ruột ngựa. d, Thuốc đắng dã tật.
Câu 83: Trong đoạn văn: “ Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.” , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng
a, so sánh b, nhân hóa
c, so sánh và nhân hóa d, điệp từ
Câu 84: Câu: “ Ồ, bạn Lan thông minh quá!” biểu lộ cảm xúc gì?
a, thán phục b, ngạc nhiên
c, đau xót d, ngạc nhiên
Câu 85: Câu nào là câu cầu khiến?
a, Mẹ về rồi! b, Mẹ đã về chưa?
c, Mẹ về đi, mẹ! d, A, mẹ về!
Câu 86: Tiếng “ trung” trong từ nào có nghĩa là ở giữa?
a, trung nghĩa b, trung thu c, trung kiên d, trung hiếu
Câu 87: Từ “ kén” trong câu “ Cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào?
a, tính từ b, động từ c, danh từ d, đại từ
Câu 88: Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?
a, Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.
b, Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
c, Vì rét, những cây trong vườn sắt lại.
d, Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài.
Câu 89: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa?
a, mênh mông – chật hẹp b, mập mạp – gầy gò
c, mạnh khỏe – yếu ớt d, vui tươi – buồn bã
Câu 90: Trật tự các vế câu trong câu ghép: “ Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?
a, Kết quả – nguyên nhân b, nguyên nhân – kết quả
c, điều kiện – kết quả d, nhượng bộ
Câu 91: Câu: “ Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” Có cấu trúc thế nào?
a, chủ ngữ – vị ngữ
b, trạng ngữ, vị ngữ – chủ ngữ
c, trạng ngữ, chủ ngữ – vị ngữ
d, vị ngữ – chủ ngữ
Câu 92: Dấu hai chấm trong câu : “ Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì?
a, Báo hiệu một sự liệt kê
b, Để dẫn lời nói của nhân vật
c, Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau. d, Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 93: Dòng nào dưới đây chưa phải là câu?
a, Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng.
b, Chiếc đồng hồ treo trong thư viện trường em.
c, Trên mặt biển, đoang thuyền đánh cá lướt nhanh.
d, Cánh đồng rộng mênh mông.

0 bình luận về “Câu 76: Tìm nhân vật lịch sử trong đoạn thơ sau: Ai người quê bản Nà Ngần Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình Mười ba tuổi đã hi sinh G”

  1. Câu `76:`

    `⇒ b,` Kim Đồng

    Câu `77:` Người ta thường nói “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”

    `⇒ c,` Lòng

    Câu `78: `

    `⇒ d,` Hổ (Vì hổ là loài hoang dã, ăn thịt)

    Câu `79: `

    `⇒ b, `trẻ – già

    Câu` 80: `

    `⇒ a,` Vàng vọt

    Câu `81: `

    `⇒ c,` những chùm hoa khép miệng

    Câu `82: ⇒b,` Giấy rách phải giữ lấy lề.

    `83, a,` so sánh

    `84, a,` Thán phục

    `85, c,` Mẹ về đi, mẹ!

    `86, b,` trung thu

    `87, a,` tính từ

    `88, d`

    `89, d`

    `90,  a`

    `91,a`

    `92,a`

    `93,b`

    Bình luận
  2. Câu 76:

    b, Kim Đồng

    Câu 77:

    c, lòng

    Câu 78:

    d,  hổ

    Câu 79:

    b,  trẻ – già

    Câu 80:

    a, vàng vọt

    Câu 81:

    c, những chùm hoa khép miệng 

    Câu 82:

    b, Giấy rách phải giữ lấy lề.

    Câu 83:

    a, so sánh

    Câu 84:

    a,  thán phục

    Câu 85:

    c, Mẹ về đi, mẹ!

    Câu 86:

    b, trung thu

    Câu 87:

    a, tính từ

    Câu 88:

    d, vui tươi – buồn bã

    Câu 90:

    a, Kết quả – nguyên nhân

    Câu 91:

    a, chủ ngữ – vị ngữ

    Câu 92: 

    a, Báo hiệu một sự liệt kê

    Câu 93:

    b, Chiếc đồng hồ treo trong thư viện trường em.

    Bình luận

Viết một bình luận