Câu 8. Đoạn văn sau tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào? Bỗng một buổi sớm se lạnh, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi

By Melanie

Câu 8. Đoạn văn sau tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Bỗng một buổi sớm se lạnh, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn.
Đáp án: ………………………………………………………………………………….
Câu 9. Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá đề ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.
A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. C. Bằng từ ngữ nối, lặp từ ngữ.
Câu 10. Tìm và ghi lại đại từ xưng hô trong câu sau: Hỡi các loài chim, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, kêu to cùng ta không nào?…………….…………………
Câu 11. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu nào?
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. ……………………………………………………
Câu 12. Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả – trăm mặt trời vàng mơ.
Đáp án: ……………………………………………………….……………………
Câu 13. Viết một câu tục ngữ có nghĩa tương tự với nghĩa của hai câu thơ sau:
Mười năm quanh bức tường vôi
Không bằng một buổi đi thôi đường dài
…………………………………………………………………………………………
Câu 14. Câu nào được dùng với mục đích để hỏi?
A. Chữ bạn Hà cũng đẹp đấy chứ?
B. Hỡi các loài chim, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, kêu to cùng ta không nào?
C. Mẹ tôi hỏi tôi hôm nay có đi học không.
Ghi đáp án thôi nha, những chỗ có chấm chấm ghi rõ ra giúp mik nhé. Ai nhanh vote 5* + trlhn




Viết một bình luận