câu 9: -Biết kiểu bay của từng đại diện thuộc lớp chim câu 10: -Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu câu 11: -Hiểu được lí do hàm không có răng ở chim bồ

câu 9: -Biết kiểu bay của từng đại diện thuộc lớp chim
câu 10: -Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
câu 11: -Hiểu được lí do hàm không có răng ở chim bồ câu
chủ đề lớp thú
câu 12: -Biết hiện tượng thai sinh của lớp thú
câu 13: -Nhận biết được đại diện thuộc lớp thú
câu 14: -Biết đặc điểm của bộ móng guốc
câu 15: -Con non của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do đâu
câu 16: -Nhận diện đúng đại diện của từng bộ.
câu 17: -Liên hệ thực tế đề ra được các biện pháp để số lượng thú khỏi bị giảm sút
câu 18: -Giải thích được vì sao dơi có thể tránh né được các vật chướng ngại khi bay ban đêm

0 bình luận về “câu 9: -Biết kiểu bay của từng đại diện thuộc lớp chim câu 10: -Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu câu 11: -Hiểu được lí do hàm không có răng ở chim bồ”

  1. câu 9: -Biết kiểu bay của từng đại diện thuộc lớp chim:

    * Lớp chim được chia làm 3 nhóm:

    1. Nhóm chim chạy

    Đại diện : Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu úc(ko bik bay)

    1. Nhóm chim bơi

    Đại diện : Chim cánh cụt(ko bik bay)

    1. Nhóm Chim bay

    Đại diện: Chim bổ câu, chim én…(bay lượn và bay vỗ cánh)

    câu 10: -Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

    – Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra) 

    – Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi.

     – Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

    câu 11: -Hiểu được lí do hàm không có răng ở chim bồ câu

    Vì chim đã có hệ tiêu hóa hoàn chuẩn và chim dùng mỏ để mổ hạt

    câu 12: -Biết hiện tượng thai sinh của lớp thú

    Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.

    câu 13: -Nhận biết được đại diện thuộc lớp thú

    – Bộ thú huyệt (thú mỏ vịt), bộ thú túi (kanguru)
    – bộ dơi (dơi ăn sâu bọ, dơi quả), bộ cá voi (cá voi xanh, cá heo)
    – bộ ăn sâu bọ (chuột chù, chuột chũi), bộ gặm nhấm (chuột đồng, sóc, nhím)
    – bộ ăn thịt (mèo, hổ, báo, chó sói, gấu)
    – bộ móng guốc (bộ guốc chẵn: lợn, bò; bộ guốc lẻ: ngựa, tê giác)
    – bộ linh trưởng (khỉ, vượn, khỉ hình người: đười ươi, tinh tinh, gorila)

    câu 14: -Biết đặc điểm của bộ móng guốc

    Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mồi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyến nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

    câu 15: -Con non của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do đâu

    Vì con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, bú sữa thụ động.

    câu 16: -Nhận diện đúng đại diện của từng bộ.(bộ nào vậy bạn)

    câu 17: -Liên hệ thực tế đề ra được các biện pháp để số lượng thú khỏi bị giảm sút:

    Biện pháp bảo vệ

    – Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ chúng.

    – Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển chúng trở lại.

    – Một số loài chỉ còn duy nhất một con cần phải nhân giống vô tính.

    – Không săn bắt và phi phạm đến môi trường sống của chúng.

    – Tuyên truyền mọi người cần bảo vệ chúng.

    – Cuối cùng, mỗi nguồi cần có ý thức hơn vì một tương lai của động vật có mối quan hệ chặt chẽ với con người.

    câu 18: -Giải thích được vì sao dơi có thể tránh né được các vật chướng ngại khi bay ban đêm

    Dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật vì: dơi ăn sâu bọ có bộ phận đặc biệt phát ra sóng siêu âm từ mũi và miệng. Khi bay, sóng siêu âm này được phát ra liên tục theo hướng bay, nếu gặp phải chướng ngại vật, tín hiệu này sẽ được dội lại phản hồi đến dơi và lúc đó dơi sẽ cảm nhận được để né tránh trước khi gặp chướng ngại vật. Vì vậy, tuy bay nhanh dơi vẫn không bị đụng phải vật trên đường bay

    câu 16 bạn cần nêu rõ hơn nhé

    Bình luận

Viết một bình luận