Câu 9. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD).
a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?
Câu 10.
a) Thế nào là câu chủ động?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.
Câu 9.
a,
– Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”.
– Tác giả: Phạm Duy Tốn.
b, Nội dung, nghệ thuật:
– Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
– Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
Câu 10
a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
b, Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.
c9
a/văn trên trích từ văn bản “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn
b/Nội dung của đoạn văn trên là nói về những hành động mà nhân dân phải làm để đắp đê, chống vỡ đê
c10
a/ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). – Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
b/ Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.