Câu chuyện của cây bút chì
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:
– Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.
Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.
Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sữa lại là được.
Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.
Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
Câu 3: Trong 5 điều mà người thợ nói với bút chì em thấy điều nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
– Biện pháp tu từ: Liệt kê “Thứ nhất…, Thứ hai,… Thứ ba,… Thứ tư,… Và cuối cùng”
– Tác dụng:
+ Diễn tả cụ thể, rõ ràng và nhấn mạnh những điều quan trọng mà anh em và bản thân bút chì cần nhớ và làm khi bắt đầu một cuộc sống.
Câu 3:
Trong năm điều mà người thợ nói với bút chì, em thấy điều quan trọng nhất là điều thứ hai.
Bởi trong cuộc đời mỗi người, ai cũng sẽ có lúc vấp ngã, cũng sẽ gặp phải những khó khăn, bất trắc. Nhưng từ những cái đó ta mới có thể vực dậy và trở nên tốt hơn, hoàn hảo hơn được. Những khó khăn vấp ngã ấy mới giúp cho chúng ta đứng vững trên con đường đời.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
⇒ PTBDDC là nghị luận.
Câu 2: Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
⇒ Văn bản đã sử dụng biện pháp tu từ là:
– Liệt kê (Thứ nhất… thứ hai… thứ ba… thứ tư…)
– Nhân hóa (Tác giả đã nhân hóa bút chì như một con người để làm cho cái bút chì trở nên gần gũi và thân thiết hơn bằng cách dùng những từ để chỉ hoạt động con người để tả vật).
Câu 3: Trong 5 điều mà người thợ nói với bút chì em thấy điều nào quan trọng nhất? Vì sao?
⇒ Trong 5 điều mà người thợ nói với bút chì, em thấy điều thứ ba “nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sữa lại là được” là quan trọng nhất.
Bởi vì: sống trong cuộc đời, ai cũng có lúc phải mắc sai lầm. Và sau mỗi sai lầm ấy, chúng ta biết sửa lại những sai lầm ấy. Những khuyết điểm đó nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ lặp lại nó thêm một lần nào nữa, và đó chính là con đường đi đến thành công của chính mình.