Câu hỏi 1 : Bò sát được chia làm mấy bộ ? kể tên? Bộ đầu mỏ có ở đâu ?  Câu hỏi 2 : Nguyên nhân diệt vong của khủng long Câu hỏi 3 : Ý nghĩa của sự t

By Josephine

Câu hỏi 1 : Bò sát được chia làm mấy bộ ? kể tên? Bộ đầu mỏ có ở đâu ?
 Câu hỏi 2 : Nguyên nhân diệt vong của khủng long
Câu hỏi 3 : Ý nghĩa của sự thích nghi về đặc điểm cấu tạo ngoài để
chim bồ câu thích nghi với đời sống ?
Câu hỏi 4 : Chim bồ câu có mấy cách di chuyển ? mô tả cách bay lượn

0 bình luận về “Câu hỏi 1 : Bò sát được chia làm mấy bộ ? kể tên? Bộ đầu mỏ có ở đâu ?  Câu hỏi 2 : Nguyên nhân diệt vong của khủng long Câu hỏi 3 : Ý nghĩa của sự t”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giai:

    câu 1: -bò sát chia làm 4 bộ:Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa

              -phân bố ở nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    câu 2: do vụ mưa thiên thạch khổng lồ rơi xuống trái đất mạnh đến nỗi khiến toàn mộ trái đất rung truyển và phải thay đổi quỹ đạo khiến khắp nơi xảy ra:động đất,núi lửa phun trào ,sóng thần,…

    =>khủng long tuyệt trủng

    câu 3:

    • Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
    • Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
    • Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
    • Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
    • Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
    • Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
    • Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

    câu 4:bạn tìm trongg SGK ý

    Trả lời
  2. Đáp án:

     Câu 1:

    Có 4 bộ:

    Bộ thứ nhất: Bộ đầu mỏ

    Bộ thứ hai: Bộ có vảy

    Bộ thứ ba: Bộ cá sấu

    Bộ thứ tư: Bộ rùa

    Bộ đầu mỏ có ở: Hiện nay, chỉ có một vài loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan

    Câu 2:

    10.000 năm trước, dòng nham thạch từ Deccan Traps, một khu vực núi lửa gần Mumbai, Ấn Độ hiện nay, đã thải ra một lượng lớn sulfur và carbon dioxide vào không khí, gây ra thảm họa diệt vong bằng cách khiến trái đất nóng lên và đại dương bị axit hóa. … Điều này cho thấy sinh vật phải biến đổi sau khi núi lửa hoạt động.

    Câu 3: 

    * Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

     – Cơ thể hình thoi → giảm sức cản của gió.

     – Chi trước biến thành cánh → quạt không khí để bay.

     – Chi sau có bốn ngón, 3 ngón trước và 1 ngón sau → thích nghi sự bay và đậu.

     – Mình có lông vũ bao phủ, nhẹ , xốp:

    + Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → tăng diện tích cánh và đuôi.

    + Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp →

    giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

     – Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → đầu chim nhẹ.

     – Cổ dài, khớp đầu với thân → cử động đầu linh hoạt.

     Câu 4:

    * Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

    – Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

    – Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

    – Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

    Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

     

    Trả lời

Viết một bình luận