Câu hỏi 1: Dân số khu vực Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? Câu hỏi 2: Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam kh

Câu hỏi 1:
Dân số khu vực Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?
Câu hỏi 2:
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN?
Câu hỏi 3:
Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế – xã hội?
Câu hỏi 4:
a) Cho biết thực trạng việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay?
b) Các biện pháp cơ bản trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

0 bình luận về “Câu hỏi 1: Dân số khu vực Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? Câu hỏi 2: Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam kh”

  1. a. Khí hậu,sông ngòi(1,5 điểm)

    -Thuận lợi:

    +Khí hậu xích đạo, nhiệt đới ẩm nhiều nắng,mưa theo mùa phù hợp với canh tác lúa nước,trồng các loại

    cây công nghiệp,cây ăn quả ví dụ: ca phê,cao su,..

    +Do mưa nhiêu nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho thủy lợi,thủy điện ,gioa thông đường

    sông và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, ví dụ thủy điện Hòa Bình (Việt Nam)…

    -Khó khăn:

    +Chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới tàn phá mùa màng,nhà cửa,đường giao thông,gây ngập lụt ảnh hưởng

    tới đời sống,sản xuất .

    + Nhiều nắng,nóng đôi khi thất thường gây hạn hán cục bộ hoặc trên diện rộng….

    b. Địa hình: (1 điểm)

    -Thuận lợi:

    +Nhiều đồng bằng rộng thuận lợi cho trồng lúa nước và các cây trồng nhiệt đới.

    +Nhiều núi nên có nhiều loại thảm thực vật rừng

    -Khó khăn:

    + Địa hình bị chia cắt mạnh nên giao thông,đi lại gặp nhiều khó khăn.

    +Đông Nam Á biển đảo nhiều núi lửa,thiên tai luôn tiềm ẩn

    C.Khoáng sản ( 1điểm)

    -Thuận lợi: khoáng sản,phong phú đa dạng. Dầu mỏ ( Brunay,Việt Nam),sắt, đồng…

    -Khó khăn: Trữ lượng hầu hết là thấp nên khai thác qui mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

    e.Sinh vật.(1 điểm)

    -Thuận lợi:

    +Biển rộng lớn thuận lợi cho đánh bắt hải sản,phát triển các đội thương thuyền

    +Rừng phong phú, đa dạng về loài thực vật,động vật.

    -Khó khăn:

    + Nhiều bão tố nên tiềm ẩn nguy cơ đối với giao thông,ngư nghiệp.

    + Tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô.

    câu 2

    – Thuận lợi:

    +Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.

    +Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.

    +Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.

    +Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,…

    – Khó khăn:

    +Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.

    +Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,…

    câu 3

    – Ý nghĩa tự nhiên

    Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á. Khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

    Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông-nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

    -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

    -Về kinh tế, Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như : Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất…cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối liền ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.

    Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

    -Về xã hội, vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa-xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

    -Theo quan điểm địa lí chính trị và địa lí quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

    câu 4

    a. Thực trạng:
    – Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
    – Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
    – Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

    b. Biện pháp bảo vệ:
    – Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
    – Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

    Bình luận
  2. Câu1 :

     Thuận lợi

              + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

         + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

     + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

    – Khó khăn

         + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

         + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

         + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

     Câu 2

    – Thuận lợi:

    +)Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.

    +)Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.

    +)Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,…

    – Khó khăn:

    +)Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.

    +)Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,…

    Câu 3 :
    +) Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.​
    ​+)Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.​

    Câu4

    a. Thực trạng:

    – Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

    – Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

    – Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

    b. Biện pháp bảo vệ:

     – Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

     – Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

    Bình luận

Viết một bình luận