Câu hỏi 1: Em hãy nêu những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang ? Câu hỏi 2: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân

Câu hỏi 1: Em hãy nêu những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang ?
Câu hỏi 2: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ?
Câu hỏi 3: Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang ?

0 bình luận về “Câu hỏi 1: Em hãy nêu những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang ? Câu hỏi 2: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân”

  1. câu 1:

    – Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

    – Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

    – Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

    – Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.

    câu 2:

    – Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

    – Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

    – Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

    câu 3: 

    – Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

    – Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

    – Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…

    cho minh 5 sao nhe chuc ban học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Bình luận
  2. c1

    * Cơ sở kinh tế: 

    – Công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.

    – Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm.

    – Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.

    * Cơ sở xã hội:

    – Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

    ⟹ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những yêu cầu đó.

    c2

    * Đời sống vật chất:

    – Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

    – Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

    – Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

    c3

    * Đời sống tinh thần:

    – Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

    – Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

    – Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…

    c3

    Bình luận

Viết một bình luận