CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỌC TRỰC TUYẾN SINH HỌC 9 (LẦN 1)
(Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng)
Câu 1: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ
chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
D. Không thể sống được.
Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.
Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
B. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
C. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
Câu 4: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
C. Nơi quang đãng.
D. Nơi khô hạn.
Câu 5: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?
A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có độ ẩm cao.
C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Câu 6: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật,
người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
Câu 7: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:
A. Kiếm mồi.
B. Nhận biết các vật.
C. Định hướng di chuyển trong không gian.
D. Sinh sản.
Câu 8: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài
như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt
trời.
Câu 9: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động
vật như thế nào?
A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
C. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài
hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.
D. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
Câu 10: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi
trường nào?
A. 00
– 400
.
B. 100
– 400
.
C. 200
– 300
.
D. 250
-350
.
Câu 11: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho
cơ thể chống rét là:
A. Có chi dài hơn.
B. Cơ thể có lông dày và dài hơn.
C. Chân có móng rộng.
D. Đệm thịt dưới chân dày.
Câu 12: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
Câu 13: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
Câu 14: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
Câu 15: Phiến lá của cây ưa ẩm, ưa sáng khác với cây ưa ẩm, chịu bóng ở điểm nào?
A. Phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển, màu xanh sẫm.
B. Phiến lá to, màu xanh sẫm, mô giậu kém phát triển.
C. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.
D. Phiến lá nhỏ, mỏng, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.
Đáp án:
1.C
2.C
3.C
4.C
5.C.
6.C
7.C
8.C
9.C
10.C
11.B
12.A
13.B
14.D
15.C
Đáp án:
1.C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
2.C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
3.C. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
4.C. Nơi quang đãng.
5.C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
6.C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
7.C. Định hướng di chuyển trong không gian.
8.C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
9.C. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.
10.C. 20 – 30 độ
11.B. Cơ thể có lông dày và dài hơn.
12.A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
13.B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
14.D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
15.C. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.