CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Mục đích chủ yếu nhất của Liên hợp quốc là
A. duy trì hòa bình an ninh thế giới
B. duy trì hòa bình an ninh khu vực
C. phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên
D. giúp đỡ các nước thành viên phát triển văn hóa thương mại
Câu 2. Tại sao ngày 24 tháng 10 năm 1945 là ngày tổ chức Liên Hợp Quốc chính
thức thành lập ?
A. Ngày Quốc hội các quốc gia thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc, bản
Hiến chương chính thức có hiệu lực.
B. Ngày kết thúc Hội nghị Sanphranxixcô để bàn về việc thành lập Liên Hợp Quốc.
C. Ngày 50 nước tham gia Hội nghị Sanphranxixcô tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.
D. Ngày bắt đầu Hội nghị Sanphranxixcô để bàn về việc thành lập Liên Hợp Quốc.
Câu 3. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Anh,
Mỹ, Liên Xô đã thống nhất mục tiêu
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản.
B. sử dụng bom nguyên tử.
C. Liên Xô tấn công phát xít Đức tại Béclin.
D. Anh và Mỹ sẽ cùng Liên Xô tấn công phát xít Đức tại Châu Âu.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp
Quốc?
A.Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
B.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước .
C. Nguyên tắc nhất trí giữa năm cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc .
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội.
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến
nay là gì ?
A. Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
D. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 6. Ý nghĩa nào dưới đây của sự ra đời nhà nước CHND Trung Hoa mang tầm
vóc quốc tế ?
A. Giải phóng gần ¼ dân số thế giới khỏi ách áp bức bóc lột.
B. Kết thúc hơn 100 thống trị của đế quốc phong kiến.
C. Tăng cường lực lượng của CNXH thế giới và sức mạnh của phong trào GPDT.
D. Đưa nhân dân Trung Quốc vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 7: Năm 1978 Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa để
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội màu sắc Trung Quốc.
B. xây dựng chủ nghĩa xã hội hương sắc Trung Quốc.
C. xây dựng chủ nghĩa xã hội thanh sắc Trung Quốc.
D. xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Câu 8. Tính đến năm 2016, Trung Quốc được xếp là nước có nền kinh tế lớn thứ
bao nhiêu thế giới?
A. thứ nhất. B. thứ hai.
C. thứ ba. D. thứ tư.
Câu 9. Ở khu vực Đông Bắc Á, quốc gia (vùng lãnh thổ) theo thể chế XHCN là
A. Trung Quốc. B. Triều Tiên.
C. Nhật Bản. D. Hồng Công.
Câu 10: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều nước ở Đông Nam
Á đã giành được chính quyền từ tay
A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp
C. đế quốc Mĩ. D. thực dân Anh.
Câu 11: Quốc gia ở Đông Nam Á được gọi là nhà nước Triệu Voi là
A. Việt Nam. B. Mianma. C. Lào. D. Campuchia.
Câu 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh
A. khi Mĩ bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. khi Mĩ đã rút khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. sau khi các nước đã giành được độc lập.
D. sau khi các nước đã phát triển mạnh.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không có trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn.
Câu 14: Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng sự kiện
A. các nước ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.
B. các nước ký hiệp ước về an ninh, chính trị.
C. các nước ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
D. các nước ký hiệp ước đối thoại và hợp tác.
Câu 15: Thành tựu lớn nhất của ASEAN trong những năm 90 của thế kỷ XX là
A. giải quyết vấn đề Campuchia. B. mở rộng hợp tác giữa các nước.
C. mở rộng hợp tác với các nước Á- Âu. D. mở rộng thành viên.
15,D 14,A 13,D 12,C 11,C 10,A 9,A 7,A 6,C 5,D 4,D 3,A 2,A 1,A 8,C
Đúng đấy nha