Câu này toy muốn caccau trả lời đầy đủ nha do mai thi ý mà không có ai sửa bài cho toy Câu 1: ND bộ luật Hồng Đức Câu 2: Nêu cống hiến phong trào Tây

Câu này toy muốn caccau trả lời đầy đủ nha do mai thi ý mà không có ai sửa bài cho toy
Câu 1: ND bộ luật Hồng Đức
Câu 2: Nêu cống hiến phong trào Tây Sơn
Câu 3: Tình hình kinh tế thế kỷ XVI-XVIII
Câu 4: Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ
Nêu khởi nghĩa Lam Sơn qua 3 giai đoạn
Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ bao giờ?

0 bình luận về “Câu này toy muốn caccau trả lời đầy đủ nha do mai thi ý mà không có ai sửa bài cho toy Câu 1: ND bộ luật Hồng Đức Câu 2: Nêu cống hiến phong trào Tây”

  1. Câu 1: :Nội dung của bộ luật hồng đức: 

    -Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.

    -Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

    -Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế .

    -Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    .Câu 2: 

    – Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê

    – Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    -Đánh tan quân xâm lượ Xiêm, Thanh

    – Bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

    Câu 3:

    Nông nghiệp

    *Đàng ngoài:

    – Thời Mạc Đăng doanb kinh tế phát triển nhân dân no đủ.

    – Thời lê – Trịnh kinh tế đàng ngoài sút kém do:

    +Chính quyền Lê Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang

    +Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán 

    – Cuộc chiến tranh nam- bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp

    – Ruộng đất vị bỏ hoang mất mùa đói kém xảy ra liên tiếp nông dân phải bỏ đi phiêu tán.

    -> Kinh tế nông nghiệp giảm sút đời sống nhân dân đói khổ

    *Đàng trong:

    -Các chúa nguyễn tổ chức di dân đi khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận Quảng

    -Nhờ khai hoang và đ/k tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Câu 4:

    -Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

    -Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

    -Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

    => Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài.

    a.Văn học:

    -Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

    -Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.

    b.Khoa học:

    -Khoa học phát triển,  phong phú, đa dạng.

    -Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

    c.Nghệ thuật:

    -Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.

    -Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Nội dung của bộ luật Hồng Đức:

    + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

    +Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến

    + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.

    * Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là có thêm luật bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

    Câu 2:

    Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. – Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

    Câu 3:

    1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

    –       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

    –       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

    +         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    +         Thủy lợi được củng cố.

    +         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    +         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

              2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

    –      Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    –       Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    –       Khai mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    –       Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    –       Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    câu 4:

    mik ko bik xin lỗi bạn!

    xin vote 5 sao và clht!

    Bình luận

Viết một bình luận