cấu tạo của ruột non , phản ứng hoá lý ở ruột non

cấu tạo của ruột non , phản ứng hoá lý ở ruột non

0 bình luận về “cấu tạo của ruột non , phản ứng hoá lý ở ruột non”

  1. Ruột non gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng.

    Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng  hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy nhờ vào Cơ Oddi ở nhú tá lớn (là lỗ của dịch tụy và dịch mật). Tuyến ruột tiết ra tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy. Dịch mật có muối mật và muối kiềm.

    Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa (tới 2-3m).Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở đây là về mặt hóa học.

    Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

    Ruột non ở người trưởng thành dài khoảng 5-9m, trung bình 6,5m. Người Việt Nam thì ngắn hơn (khoảng 5-5,5m), khi cần thiết có thể cắt bỏ đến 3,5m ruột non. Ruột già (đại tràng) dài 1,2 – 1,8m cả 1 thể tích đó ở trong bụng rất chật chội nên nó sẽ có xu thế thoát vị ra ở những nơi có cấu trúc yếu như thoát vị bẹn, thoát vị thành bụng,…

    Một tổn thương ở thành bụng như bị thủng bụng, khi hít vào thì cơ hoành hạ xuống tăng áp lực của bụng, ruột sẽ chui ra phía bên ngoài, chúng ta lưu ý trong sơ cứu tuyệt đối không được cố gắng nhét ruột vào như vậy sẽ làm tổn thương lớp thanh mạc ruột non phản ứng kháng viêm ruột non sẽ có xu thế vón cục (nguy hiểm). Vì vậy, nên kiếm một vật tròn như bát tô để đậy chỗ đó lại, giữ vai trò như thành bụng và chuyển đến cơ sở y tế.

    Bình luận
  2. Cấu tạo của ruột non?

    => Ruột non gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng. Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy nhờ vào Cơ Oddi ở nhú tá lớn ( là lỗ của dịch tụy và dịch mật ).

    Phản ứng hoá lý ở ruột non?

    => 

    *Hóa học ( ở ruột non tiêu hóa hóa học là chủ yếu): sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột )

    *Lí học:

    + Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn

    + Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

    + Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ

    Bình luận

Viết một bình luận