Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn

By Alice

Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn

0 bình luận về “Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn”

  1. Thân: hình thôi -> giảm sức cản của không khí khi bay

    Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng -> tạo thành cánh và đuôi chim để bay

    Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp -> giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ

    Chi trước cánh chim -> Khi xòe: tạo diện tích rộng quạt gió. Khi cụp: xếp gọn áp vào thân

    Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt -> Khi đậu: giúp chim bám vào cành cây. Khi hạ cánh: giúp chim tiếp đất

    Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng -> làm đầu chim nhẹ

    Cổ: dài, khớp đầu với thân -> đầu linh hoạt, phát huy tác dụng của các giác quan, thuận lợi cho việc bắt mồi, rỉa lông

    Tuyến phao câu tiết dịch nhờn -> làm lông mịn không thấm nước

    Trả lời
  2. Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

    – Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh → Cánh để bay, thân giảm sức cản không khí khi bay.

    – Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ. → giảm trọng lượng cơ thể.

    – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng → giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay. 

    – Chi sau 3 ngón trước, một ngón sau, có vuốt → bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

    – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng → đầu nhẹ.

    – Cổ dài, khớp với đầu và thân. → linh hoạt, quan sát tốt khi bay.

    Trả lời

Viết một bình luận