– Cấu trúc và chức năng của ti thể.
– Cấu trúc và chức năng của lục lạp.
– Cấu trúc và Chức năng của nhân tế bào.
Cấu trúc và chức năng màng sinh chất
-Chức năng của nhân tế bào.
– Cấu trúc và chức năng của ti thể.
– Cấu trúc và chức năng của lục lạp.
– Cấu trúc và Chức năng của nhân tế bào.
Cấu trúc và chức năng màng sinh chất
-Chức năng của nhân tế bào.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Ti thể
cau trúc:là bao quang có.hai lớp màng bao bọc màng ngoài trơn k gấp khúc , màng trong gấp khúc tạo thành các nào ăn sâu vào chất nền trên đó có nhiều ezin ho hấp.Ben trong tí thể có chứa chất nền
ADN
Nhân Tế bào
Nhân Tế bào có hình cầu đc bao bọc bởi hai lớp màng bên trong là dịch nhân chứa nhiễm sắc thể nhân con
Chức năng: ti thể đc vi như một nhà máy điện cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP
Lục lạp
được bao bọc bởi lớp màng kép bên trong chứa chất nền cung một hệ thống tilacoit như những chiếc đĩa dep xếp trồng lên nhau tạo thành câu trúc dạng hạt gọi là hạt tilacoit
Trên màng cilacoit chứa chất luc và các ezin quảng hợp
Trong
Chất nền của luc lap có chứa ADN
Màng Sinh Chất
có cấu tạo gồm hai thành phần chính là photpholiphit và protein
Ở tế bào người và động vật màng sinh chất còn có nhiều corettroron trên màng Sinh Chất các protein gricotiphit và gricoprotein làm nhiệm vụ như các giác quan cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào
– Cấu trúc và chức năng của ti thể:
Cấu trúc của ti thể: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
– Cấu trúc và chức năng của lục lạp:
Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
– Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào:
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Chức năng của nhân tế bào: Nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào. Nó chứa các yếu tố di truyền hoặc là các gen xác định tính trạng của tế bào ấy hoặc của toàn bộ cơ thể, nó điều hòa bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhiều mặt hoạt tính của tế bào. Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Gọi là màng kép vì màng nhân có cấu tạo từ hai màng cơ bản. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA. Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, phân tử DNA được phiên mã để tổng hợp các phân tử RNA chuyên biệt, gọi là RNA thông tin (mRNA). Các mRNA được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù. Ở các loài sinh vật nhân sơ, các hoạt động của DNA tiến hành ngay tại tế bào chất (chính xác hơn là tại vùng nhân).
– Cấu trúc và chức năng màng sinh chất:
Cấu trúc màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.
Chức năng màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
– Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
– Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).