Câu1: Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl b) HCl, H2SO4, NaCl, Na2CO3 c) NaOH, BaCl2,

By Jasmine

Câu1: Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau:
a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl
b) HCl, H2SO4, NaCl, Na2CO3
c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl
d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3
e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
Câu2: bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các chất khí sau:
a) CO, CO2, SO2
b) CO, CO2, SO2, SO3, H2
Bạn nào thông minh giúp mình với

0 bình luận về “Câu1: Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl b) HCl, H2SO4, NaCl, Na2CO3 c) NaOH, BaCl2,”

  1. Câu 1:

    a) 

    – Dùng quỳ tím

    ⇒ HCl đổi màu quỳ tím thành đỏ, NaOH chuyển màu quỳ tím thành xanh, Na2SO4 và NaCl không có hiện tượng.

    – Dùng dd BaCl2:

    ⇒ Na2SO4 có kết tủa trắng

    PT: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

    ⇒ NaCl không có hiện tượng

    b)

    – Dùng quỳ tím

    ⇒ HCl và H2SO4 đổi màu quỳ tím thành đỏ (nhóm 1)

    ⇒ NaCl và Na2CO3 không hiện tượng (nhóm 2)

    Nhóm 1: Dùng BaCl2

    ⇒ HCl không hiện tượng

    ⇒ H2SO4 có kết tủa trắng

    PT: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

    Nhóm 2: Dùng HCl

    ⇒ NaCl không hiện tượng

    ⇒ Na2CO3 có khí thoát ra

    PT: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑

    c)

    – Dùng quỳ tím

    ⇒ NaOH và Ba(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh (nhóm 1)

    ⇒ BaCl2 và NaCl không hiện tượng (nhóm 2)

    Nhóm 1: Dùng H2SO4

    ⇒ NaOH không hiện tượng

    ⇒ Ba(OH)2 có kết tủa trắng

    PT: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

    Nhóm 2: Dùng Na2SO4

    ⇒ NaCl không hiện tượng

    ⇒ BaCl2 có kết tủa trắng

    PT: BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓

    d)

    – Dùng HCl:

    ⇒ K2CO3 có khí thoát ra

    PT: K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

    AgNO3 có kết tủa trắng

    PT: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

    ⇒ Na2SO4 và BaCl2 không hiện tượng

    – Dùng BaCl2

    ⇒ Na2SO4 có kết tủa trắng

    PT: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

    ⇒  BaCl2 không hiện tượng

    e) 

    – Dùng dung dịch NaOH

    ⇒ KNO3 không hiện tượng

    ⇒ AgNO3 xuất hiện kết tủa nâu đen

    PT: AgNO3 + NaOH → NaNO3 + AgOH

    PT: 2AgOH → Ag2O↓ + H2O

    ⇒ Cu(NO3)2 xuất hiện kết tủa màu xanh lơ

    PT: Cu(NO3)2 +2NaOH → CU(OH)2↓ + 2NaNO3

    ⇒ Fe(NO3)3 xuất hiện kết tủa nâu đỏ

    PT: Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3

    Câu 2:

    a) 

    – Dùng quỳ tím ẩm

    ⇒ CO2 và SO2 đổi màu quỳ tím thành đỏ

    ⇒ CO không có hiện tượng gì

    – Dùng dung dịch Br2

    ⇒ SO2 làm mất màu dung dịch Br2

    PT: Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

    ⇒ CO2 không có hiện tượng

    b) 

    – Dùng quỳ tím ẩm:

    ⇒ CO2, SO3 và SO2 đổi màu quỳ tím thành đỏ (nhóm 1)

    ⇒ CO và H2 không có hiện tượng gì (nhóm 2)

    Nhóm 1:

    – Dùng dung dịch BaCl2

    ⇒ SO3 xuất hiện kết tủa

    PT: SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4↓ + HCl

    ⇒ SO2 và CO2 không hiện tượng

    – Dùng dung dịch Br2: 

    ⇒ SO2 làm nhạt màu đỏ nâu của dung dịch Br2

    SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

    ⇒ CO2 không hiện tượng

    Nhóm 2: Dùng dung dịch PdCl2

    ⇒ CO làm vẩn đục dung dịch PdCl2

    PT: CO + PdCl2 + H2O → Pd↓ + HCl

    ⇒ H2 không hiện tượng

    Trả lời

Viết một bình luận