Câu1: Khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất, địa chủ phong kiến vag giai cấp nông dân có sự chuyển biến như thế nào? Thái độ chính trị của họ. Câ

Câu1: Khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất, địa chủ phong kiến vag giai cấp nông dân có sự chuyển biến như thế nào? Thái độ chính trị của họ.
Câu 2: Khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản được hình thành như thế nào? Thái độ chính trị của họ.

0 bình luận về “Câu1: Khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất, địa chủ phong kiến vag giai cấp nông dân có sự chuyển biến như thế nào? Thái độ chính trị của họ. Câ”

  1. Câu 1: Khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất, địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân có sự chuyển biến là:

    – Giai cấp địa chủ phong kiến: 

    + Đại địa chủ: Cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân

    + Trung tiểu địa chủ: bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

    – Nông dân:

    + Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.

    + Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

    Câu 2: 

    Giai cấp tư sản: Gồm hai bộ phận:

    – Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.

    – Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

    Giai cấp tiểu tư sản:

    – Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.

    – Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.

    Bình luận

Viết một bình luận