Câu1. Lập bảng sự kiện tiêu biểu : khởi nghĩa lam sơn , phong trào tây sơn Câu2. Nguyên nhân thắng lợi , Ý Nghĩa LS Của Phong Trào Tây Sơn

Câu1. Lập bảng sự kiện tiêu biểu : khởi nghĩa lam sơn , phong trào tây sơn
Câu2. Nguyên nhân thắng lợi , Ý Nghĩa LS Của Phong Trào Tây Sơn
Câu3. Văn Hóa Đại Việt Thời Lê Sơ: Văn Hóa , Giáo Dục-Thi Cử, Khoa Học, Nghệ Thuật

0 bình luận về “Câu1. Lập bảng sự kiện tiêu biểu : khởi nghĩa lam sơn , phong trào tây sơn Câu2. Nguyên nhân thắng lợi , Ý Nghĩa LS Của Phong Trào Tây Sơn”

  1. Câu 1

    Thời gian 

    Sự kiện

    Năm 1416

    Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

    Năm 1418

    Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

    Năm 1421

    Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

    Năm 1423

    Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

    Năm 1424

    Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

    Năm 1425

    Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

    Tháng 9.1426

    Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

    Tháng 11.1426  

    Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

    10.1427

    Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

    12.1427

    Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

    Câu 2

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. 

    Câu 3 

    Về giáo dục, thi cử:

    + Ở các đạo, phủ đều có trường công.

    + Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

    – Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    – Về khoa học, nghệ thuật:

    + Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    + Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    + Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    Chú ý:

    Câu 3 có gì sai thì xin mn cảm thông cho mik

    Bình luận

Viết một bình luận