Câu1(NB): Kim loại cứng nhất là:
A. Sắt.
B. Kẽm.
C. Vonfram.
D. Crom.
Câu 2(NB): Kim loại mềm nhất (như sáp) cắt bằng dao được là:
A. Al.
B. Ag.
C. Pb.
D. Na.
Câu 3 (NB): Khi trộn hai muối nào sau đây lại với nhau sẽ thu được muối NaCl?
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch KCl.
B. Dung dịch CuCl2 và dung dịch Na2CO3.
C. Dung dịch KCl và dung dịch Na2SO3.
D. Dung dịch KCl và dung dịch Na2SO4.
Câu 4 (NB): Để có một mùa vụ bội thu, một người nông dân ở vùng Duyên Hải miền Trung đi mua phân đạm bón cho lúa. Em hãy giúp bác nông dân đó chọn mua loại phân đạm nào (trong số các loại phân sau)?
A. Canxi nitrat – Ca(NO3)2.
B. Amoni nitrat – NH4NO3.
C. Amoni sunfat – (NH4)2SO4.
D. Ure – CO(NH2)2.
Câu 5(NB): Các kim loại tác dụng được với nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. K; Na; Ca; Ba.
B.Mg; Zn; Sn; Pb.
C. K; Al; Fe; Mn.
D. Ca; Ba; Mg; Mn.
Câu 6(NB): Những kim loại bền với môi trường, không bị oxi hóa là:
A. kim loại có độ hoạt động hóa học mạnh.
B. kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình.
C. kim loại có độ hoạt động hóa học yếu.
D. kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Câu 7(NB):Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
A.Dưới 2%.
B.Trên 2%.
C.Từ 2-5%.
D.Trên 5%.
Câu 8(TH): Không dùng dây sắt làm dây dẫn điện vì:
A. Dây sắt dẫn điện kén, tổn hao điện năng trên đường dây lớn, dễ bị oxi hóa
B. Dây sắt nặng, dễ đứt.
C. Dây sắt có giá thành cao.
D. Dây sắt cứng, khó nối dây.
Câu 9(TH): Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch ?
A. NaCl và CuSO4.
B. Na2CO3 và BaCl2.
C. KNO3 và MgCl2.
D. MgCl2 và BaCl2.
Câu 10 (TH): Phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố N có trong phân bón (NH2)2CO là
A. 23,3%.
B. 31,8%.
C. 46,7%.
D. 63,6%.
Câu 11(TH): Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là:
A.Fe.
B.Ag.
C.Al.
D.Cu.
Câu 12 (VD): Hóa chất được dùng để nhận biết 5 lọ dung dịch không màu, mất nhãn H2SO4, NaCl, Na2SO4, BaCl2, NaOH là
A. quỳ tím.
B. dung dịch BaCl2 .
C. Mg.
D. Tất cá các phương án trên.
Câu 13 (VD): Cho 3 mẫu phân bón hóa học không nhãn là: phân kali (KCl), phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các mẫu phân bón trên:
A. Dung dịch Ba(OH)2.
B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch quỳ tím.
D. Dung dịch phenolphtalein.
Câu 14(VD): Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:
A.80%.
B.70%.
C.60%.
D.100%.
Câu 15(VD): Cặp chất không phản ứng với nhau là:
A.Fe và CuSO4.
B.Mg và AlCl3.
C.Cu và AgNO3.
D.Fe và Al(NO3)3.
Câu 16 (VD): Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các dung dịch muối sau: BaCl2, MgCl2, CuCl2, FeCl3, KCl số kết tủa thu được là
A. 5.
B. 4.
C.3.
D. 2.
Câu 17 (VDC): Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl3 20%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 2,5 gam.
B. 3,25 gam.
C. 3 gam.
D. 2,14 gam.
Câu 18 (VDC): Đất nông nghiệp ở miền Trung – Quảng Ngãi, cứ mỗi hecta cần 45 kg nitơ. Như vậy để cung cấp đủ lượng ni tơ trên cho đất cần phải bón bao nhiêu kg ure – (NH2)2CO:
A. 86,43 kg.
B. 80,43 kg.
C. 96,43 kg.
D. 98,43 kg.
Câu 19(VDC): Cho một mẫu sắt vào dung dịch chứa đồng thời 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu được một kim loại thì số loại muối tạo thành là:
A.1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20(VDC): Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch đựng trong bốn lọ riêng biệt ZnSO4, AgNO3,CuCl2, FeSO4. Kim loại tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là:
A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. Tất cả đều sai.
mn ơi giúp mk vs ạ
thank!!!
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1d
2a
3a
4c
5b
6a
7d
8c
9a
10b
11d
12b
13c
14d
15a
16c
17a
18b
19d
20d
Đáp án:
1- d 2- a 3- a 4- c 5- b
6- a 7- d 8- c 9- b 10- c
11- c 12- b 13- c 14- d 15- a
16- c 17- a 18- c 19- d 20- d