Câu1: nội dung chính bức tranh 4 mùa trong việt bắc. Câu 2: tại sao mở đầu BTBM lại là mùa đông. Câu 3: chỉ ra sự chuyển đổi giữa các mùa. Câu 4: phân

By Rylee

Câu1: nội dung chính bức tranh 4 mùa trong việt bắc.
Câu 2: tại sao mở đầu BTBM lại là mùa đông.
Câu 3: chỉ ra sự chuyển đổi giữa các mùa.
Câu 4: phân tích mùa đông trong BTBM.

0 bình luận về “Câu1: nội dung chính bức tranh 4 mùa trong việt bắc. Câu 2: tại sao mở đầu BTBM lại là mùa đông. Câu 3: chỉ ra sự chuyển đổi giữa các mùa. Câu 4: phân”

  1. Câu 1: Đoạn thơ mang vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là mùa đông năm 1946, đến mùa thu tháng 10 – 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng – Tố Hữu cũng thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc qua bốn mùa: đông – xuân – hè – thu, theo dòng chảy lịch sử. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dạt dào sức sống: màu xanh của rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trắng xanh hòa bình. Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển. Con người được nói đến không phải là ngư, tiều, canh, mục mà là người đi nương đi rẫy, là người đan nón, là cô em gái hái măng, là những ai đang hát ân tình thủy chung. Tất cả đều thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc: cần cù, làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa, trẻ trung lạc quan yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.

    Câu 2: Mùa đông là mùa của giá lạnh, khi nghĩ tới mùa đông người ta thường nghĩ tới không khí se sắt và một chút đượm buồn khi đêm dài hơn ngày. Bởi vậy Tố Hữu đã chọn mùa đông khởi đầu giống như nước ta bắt đầu với những ngày tháng chiến tranh lửa đạn gian nan.

    Câu 3:

    Nhân dân ta đã cùng nhau đi qua mùa xuân ấm áp, mùa hè rực rỡ và sang đến mùa thu hòa bình. Mùa thu được ưu ái đặt sau cùng như cái đích đến hạnh phúc. Bởi soi chiếu vào lịch sử nước ta, mùa thu là mùa của những sự kiện chiến thắng vẻ vang. Đó là mùa của Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945) đã mở ra một kỉ nguyên mới, đã làm cho những con người bế tắc tìm thấy lối ra cho quê hương mình; đó còn là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đaị đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể nói, mùa thu là mùa chiến thắng của đất nước ta.

    => Đi từ mùa đông sang mùa thu là chúng ta đã đi từ những nỗi đau, những mất mát đi tới những chiến thắng vẻ vang, hào hùng, khẳng định tầm vóc của đất nước bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng.

     Câu 4: 

    Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:

    “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

    Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Cái màu “đỏ tươi” – gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:

    “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
    Hồng liên trì đã tịn mùi hương”

    Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.

    Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” . Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng. Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất – “đèo cao”. Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do “Núi rừng đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta”. Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.

    Trả lời

Viết một bình luận