câu1:so sánh sự khác nhau giữa nông nghiệp đàng ngoài và đàng trong thế kỷ XVI-XVII
câu2:thế kỷ XVII có những thay đổi gì về văn hóa ?
câu 3:văn hóa thế kỷ XVII-XVII co sự phát triển như thế nào?
câu 4: nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII
C1)
* Đàng Ngoài :
– Kinh tế nông nghiệp giảm sút, ruộng đất bỏ hoang.
– Mất mùa đói kém xảy ra liên miên, đời sống nhân dân đói khổ.
– Nguyên nhân:
+ Chiến tranh tàn phá.
+ Nhà nước không quan tân đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.
* Đàng Trong:
– Khuyến khích khai hoang, khuyến khích nông dân về quê sản xuất.
– Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới.
→ Sản xuất nông nghiệp phát triển, diện tích được mở rộng, nhiều xóm làng mới ra đời → hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
C2+3)
*Tôn giáo
– Nho giáo vẫn được đề cao.
– Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
– Cuối thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được du nhập.
*Tín ngưỡng :
– Tín ngường truyền thống được duy trì : thờ tổ tiên, Thành hoàng,..
– Các lễ hội phổ biến.
*Sự ra đời của chữ quốc ngữ
– Thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ ra đời.
– Được tạo ra bằng cách dùng chữ cái la tinh để phiên âm tiếng Việt.
* Văn học và nghệ thuật dân gian
1. Văn học :
– Văn học chưc Hán vẫn chiếm ưu thế.
– Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.
+ Nội dung sáng tác : viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
– Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
C4) *Nghệ thuật:
– Nghệ thuật điêu khắc :
+ Điêu khắc gỗ tinh tế.
+ Tiêu biểu là tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt.
– Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng, hát ả đào,..
1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp:
2. Kinh tế
*Nông nghiệp:
– Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
– Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…
* Thủ công nghiệp:
– Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.
– Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
* Thương nghiệp:
– Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.
– Xuất hiện thêm nhiều thành thị.
Văn hóa
* Tôn giáo:
– Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
* Chữ viết:
– Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
* Văn học và nghệ thuật:
– Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,… Văn học dân gian có nhiều thể loại.
– Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,…
* Điểm mới:
3. – Tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới như: Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ Quốc ngữ ra đời, nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển,…
– Không thừa hưởng được những thành quả của khoa học – kĩ thuật, những tri thức tiên tiến của loài người để áp dụng vào sản xuất.
– Chương trình Nho học nặng về giáo điều, học để đi thi và ra làm quan, điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
4. – Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khác nhau
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện.
Mong giúp đc bn!!!!
Xin 5* và ctlhn