Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
1. Xác định nội dung của bài ca dao.
2. Xác định biên pháp tu từ, nghệ thật đối lập, nêu tác dụng
3. Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụng ý gì?
4. Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về nỗi vất vả của người nông dân.
1. Nội dung: sự vất vả của người nông dân
2. Biện pháp tu từ
– so sánh : “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày “
-> Tác dụng: Làm cho câu ca dao gợi hình gợi tả đồng thời đã diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc người nông dân phải trải qua
– Nghệ thuật đối lập : “dẻo thơm”- “ đắng cay”
-> Tác dụng: Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần, từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân
3. Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là cho thấy sự vất vả đến cùng cưch của người nông dân. Buổi trưa là thời điểm nắng chói chang, là thời gian của sự nghỉ ngơi vậy mà người nông dân vân phải làm việc gợi niềm vất vả.
4. Người nông dân chân lấm tay bùn vốn là những con người chăm chỉ làm lụng vất vả vì cuọc sống. Họ không ngại mưa nắng mà vẫn luôn luôn cống hiến hết mình cho công việc. Công việc mệt nhọc, phải sử dụng tất cả bằng sức người. Đất nước ta là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Cái nghèo, cái đói cứ bám lấy họ khiến cho những đoi bàn tay ấy trở nên chai sạn. Họ luôn luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình, họ chính là những người đem đến cho toàn dân lương thực thực phẩm. Chính vì vậy ta cần nên trân trọng những con người dầm mưa dãi nắng cho ta những hạt gạo thơm này.
1. Nội dung của bài ca dao : sự đồng cảm dành cho nỗi vất vả, gian khổ của người nông dân
2. Biện pháp tu từ so sánh : “ mồ hôi thánh thót “- “ mưa ruộng cày “
– Nghệ thuật đối lập : “dẻo thơm”- “ đắng cay”, “ một phần – muôn phần “
– Biện pháp tu từ nói quá “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Tác dụng
+ Làm cho câu ca sinh động , gợi hình gợi cảm
+ Nổi bật sự vất vả, gian nan của người nông dân quanh năm nơi đồng áng, bán mặt cho đất , bán lưng cho trời
+ Thể hiện thái độ trân trọng , ca ngợi, yêu thương của tác giả dân gian ( ca dao ) dành cho sự vất vả của người nông dân
3. Thời điểm buổi trưa là thời điểm nắng chói chang, thời tiết nóng nực nhất , là thời gian mọi người nghỉ ngơi vậy mà người nông dân vân phải làm việc gợi niềm vất vả, cơ cực của người nông dẫn , làm người đọc thương xót , đồng cảm
4. Khi nhắc đến người nông dân , người ta gắn họ với “ Chân lấm tay bùn”, “ Một nắng hai sương “, gắn với “ Bán mặt cho đất bán lưng cho trời “ , từ đây làm em cảm thấy đồng cảm , thương xót cho người nông dân. Họ là những con người đáng thương, vì mưu sinh, vì miếng ăn của “ cả họ “ , họ phải làm lụng suốt ngày . Mệt mỏi là vậy , cực là vậy họ vâng nghèo, cái khổ cái đói cứ vây lấy họ, giam hãm họ, làm họ đau khổ suốt bao đời nay. Nhưng cũng nhờ họ mà em có bát gạo , bát cơm ăn , vậy nên em trân trọng , em yêu quý những người nông dân ấy lắm. Em mong sao họ luôn khỏe mạnh , cuộc sống họ một ngày không xa sẽ bình yên và hạnh phúc ..