Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
nội dung chính của 2 câu thơ này là gì
0 bình luận về “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
nội dung chính của 2 câu thơ này là gì”
Hai câu cuối trong bài Thương vợ của Tú Xương, đích xác nghe giống một câu “chửi”.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”
“Cha mẹ” ở đây không phải có ý trách móc gì phụ mẫu, chẳng qua là Tú Xương thương vợ khổ cực quá, ông tức cho cái thói đời nhiễu nhương rối loạn, không cho nổi ông một con đường công danh sáng lạn, không để ông vung hết cái tài của mình, mà bấy nhiêu lâu thi thố cũng chẳng ăn ai, vẫn chỉ một kiếp tú tài bé con. Giá như thời buổi Nho học còn thịnh, cỡ tú tài cũng khấm khá, cũng có thể gõ đầu vài lớp trẻ, thế nhưng đời bạc, phận cũng bạc theo ông lại sinh ra đúng cái buổi Tây, Tàu trà trộn làm bát nháo đi cái nề nếp văn hóa lâu đời của đất nước. Xã hội phong kiến suy tàn, Nho học suy tàn, những bậc trí thức đương thời cũng chán chường lui về chốn thôn quê, không màng thế sự, bởi khi ấy đạo đức xã hội xuống cấp, đồi bại, nhân cách con người biến dạng, họ sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, đạo đức chà đạp lên nhau mà chuộc lợi, ăn sung mặc sướng. Còn những người có tâm, có tài như Tú Xương lại phải chịu cái kiếp để bọn ô hợp đè đầu cưỡi cổ, phải chịu cảnh lực bất tòng tâm. Thử hỏi có thể không uất ức, không buông một tiếng chửi cái “thói đời ăn ở bạc” được hay không?
Tiếng chửi đời ấy, cũng là tiếng tự chửi mình của Tú Xương, ông tự trách mình bất tài, vô dụng không thể san sẻ bớt gánh nặng cho vợ, mà chỉ biết làm một người chồng ngày ngày ăn lương vợ, giương mắt nhìn vợ mình chịu biết bao khó nhọc. Như vậy bà Tú đúng như lời Tú Xương nói “Có chồng hờ hững cũng như không”, dưới chế độ phong kiến, đạo lí vẫn là người chồng gồng gánh việc mưu sinh, là trụ cột của cả gia đình, còn người vợ có trách nhiệm tề gia nội trợ, nuôi dạy con cái, thượng đế sinh ra đàn ông và đàn bà thực tế cũng đã có ý như thế rồi. Thế nhưng trong gia đình của Tú Xương thì lại khác, một mình bà Tú gánh cả hai gánh nặng ấy trên vai, bà không nỡ để chồng đi làm thuê cho bè lũ tay sai, cho quân xâm lược mà ông vốn ghét cay ghét đắng, bà cũng chẳng yên tâm để ông bếp núc, con cái, thế là bà ôm tất. Ý thức được hoàn cảnh gia đình, Tú Xương lại càng thêm tự trách, càng thêm đau đớn và căm ghét cái xã hội đẩy đưa, đốn mạt lúc bấy giờ.
Nhưng phải chăng Tú Xương chỉ chửi đời, chửi mình? Tú Xương còn chửi cả những kẻ giống mình nữa, ông chửi những kẻ bạc bẽo, tinh ăn lười làm, thích hưởng thụ, coi vợ là người ăn kẻ ở, phải phục dịch cho những thói ăn chơi, hưởng thụ của mình. Chửi những ông chồng, những kẻ đốn mạt, nỡ vứt lên đôi vai người vợ kết tóc những gánh nặng chất chồng, nhưng lại chẳng có lấy một sự day dứt, thương cảm, không biết tôn trọng yêu quý vợ mình, để những người phụ nữ bất hạnh ấy phải chịu biết bao đắng cay, khổ cực của cuộc đời. Như vậy đúng với cái câu “Có chồng hờ hững cũng như không” thật, chẳng bằng họ không lấy chồng có khi cuộc đời lại đỡ vất vả..
Hai câu cuối trong bài Thương vợ của Tú Xương, đích xác nghe giống một câu “chửi”.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
“Cha mẹ” ở đây không phải có ý trách móc gì phụ mẫu, chẳng qua là Tú Xương thương vợ khổ cực quá, ông tức cho cái thói đời nhiễu nhương rối loạn, không cho nổi ông một con đường công danh sáng lạn, không để ông vung hết cái tài của mình, mà bấy nhiêu lâu thi thố cũng chẳng ăn ai, vẫn chỉ một kiếp tú tài bé con. Giá như thời buổi Nho học còn thịnh, cỡ tú tài cũng khấm khá, cũng có thể gõ đầu vài lớp trẻ, thế nhưng đời bạc, phận cũng bạc theo ông lại sinh ra đúng cái buổi Tây, Tàu trà trộn làm bát nháo đi cái nề nếp văn hóa lâu đời của đất nước. Xã hội phong kiến suy tàn, Nho học suy tàn, những bậc trí thức đương thời cũng chán chường lui về chốn thôn quê, không màng thế sự, bởi khi ấy đạo đức xã hội xuống cấp, đồi bại, nhân cách con người biến dạng, họ sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, đạo đức chà đạp lên nhau mà chuộc lợi, ăn sung mặc sướng. Còn những người có tâm, có tài như Tú Xương lại phải chịu cái kiếp để bọn ô hợp đè đầu cưỡi cổ, phải chịu cảnh lực bất tòng tâm. Thử hỏi có thể không uất ức, không buông một tiếng chửi cái “thói đời ăn ở bạc” được hay không?
Tiếng chửi đời ấy, cũng là tiếng tự chửi mình của Tú Xương, ông tự trách mình bất tài, vô dụng không thể san sẻ bớt gánh nặng cho vợ, mà chỉ biết làm một người chồng ngày ngày ăn lương vợ, giương mắt nhìn vợ mình chịu biết bao khó nhọc. Như vậy bà Tú đúng như lời Tú Xương nói “Có chồng hờ hững cũng như không”, dưới chế độ phong kiến, đạo lí vẫn là người chồng gồng gánh việc mưu sinh, là trụ cột của cả gia đình, còn người vợ có trách nhiệm tề gia nội trợ, nuôi dạy con cái, thượng đế sinh ra đàn ông và đàn bà thực tế cũng đã có ý như thế rồi. Thế nhưng trong gia đình của Tú Xương thì lại khác, một mình bà Tú gánh cả hai gánh nặng ấy trên vai, bà không nỡ để chồng đi làm thuê cho bè lũ tay sai, cho quân xâm lược mà ông vốn ghét cay ghét đắng, bà cũng chẳng yên tâm để ông bếp núc, con cái, thế là bà ôm tất. Ý thức được hoàn cảnh gia đình, Tú Xương lại càng thêm tự trách, càng thêm đau đớn và căm ghét cái xã hội đẩy đưa, đốn mạt lúc bấy giờ.
Nhưng phải chăng Tú Xương chỉ chửi đời, chửi mình? Tú Xương còn chửi cả những kẻ giống mình nữa, ông chửi những kẻ bạc bẽo, tinh ăn lười làm, thích hưởng thụ, coi vợ là người ăn kẻ ở, phải phục dịch cho những thói ăn chơi, hưởng thụ của mình. Chửi những ông chồng, những kẻ đốn mạt, nỡ vứt lên đôi vai người vợ kết tóc những gánh nặng chất chồng, nhưng lại chẳng có lấy một sự day dứt, thương cảm, không biết tôn trọng yêu quý vợ mình, để những người phụ nữ bất hạnh ấy phải chịu biết bao đắng cay, khổ cực của cuộc đời. Như vậy đúng với cái câu “Có chồng hờ hững cũng như không” thật, chẳng bằng họ không lấy chồng có khi cuộc đời lại đỡ vất vả..
Nội dung chính:Nỗi lòng của Tú Xương
nói lên : cha mẹ ăn ở đều nhường cho con cả, nhưng đến lúc con có chồng cũng ko đền ơn đáp nghĩa cho cha mẹ