Chào các bạn, hôm nay mik sẽ cho đề thi công nghệ lớp 7 thi giữa kì II( tham thảo) nhé! Trả lời giúp mik nha ( gấp)
Câu 1: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi? Cho Vd?
Câu 2: Hãy phân loại thức ăn vật nuôi ( a. phân loại theo nguồn gốc kể tên cho vd) ( b. phân loại theo thành phần dinh dưỡng kể tên cho vd)
Câu 3: Nêu khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. Lấy vd
Câu 4: Nêu các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi
Câu 5: Điền đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Gà trống bắt đầu biết gáy là sinh trưởng hay phát dục
Xương ống chân của bê là sinh trưởng hay phát dục
Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa là sinh trưởng hay phát dục
Thể trọng lợn con tăng từ 5kg đến 8kg là sinh trưởng hay phát dục
Gà mái bắt đầu đẻ trứng là sinh trưởng hay phát dục
Câu 6: Tại sao việc nhập khẩu ngô vàng, bột cỏ không được khuyến khích thực hiện?
câu 1:– Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).(Vd gà, vịt cho trứng, thực phẩm…)
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
Vd nuôi cừu, tằm , trâu(da trâu dùng làm trống)
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.Vd nuôi trâu bò cho sức kéo, phân bón, phụ phẩm
câu 2:Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau:
– Thức ăn giàu protein (thức ăn có hàm lượng Protein >14%)
– Thức ăn giàu gluxit (có hàm lượng gluxit >50%)
– Thức ăn thô (có hàm lượng chất xơ >30%)
câu 3:- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể. vd: con bò tăng cân nặng lên 2kg – Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phân trong cơ thể. vd gà mái bắt đầu đẻ trứng. – Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sinh dưỡng và sự phát dục của vật nuôi: + Các đặc điểm về di truyền + Đặc điểm về ngoại cảnh, môi trường bên ngoài: điều kiện chăm sóc, thức ăn, khí hậu.
câu 4:
– Phương pháp chế biến:
+Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt…
+Phương pháp hóa học:kiềm hóa rơm rạ, đường hóa tinh bột…
+Phương pháp vi sinh vật học: ủ men…
– Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.
– Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.
– Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
– Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.
– Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.
Vd: Ủ men
-Pha trộn các loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn
hợp.
câu 5:
-gà trống bt gáy là phát dục
-xương ống chân của bê là sinh trưởng
-là sinh trưởng
-sinh trưởng
-phát dục
câu 6:chịu