Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (Nam Cao, Lão Hạc) C1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt CHÍNH nào? C2: Nêu luận điểm CHÍNH của đoạn văn? C3: Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng luận cứ nào? C4: Cách sắp xếp các luận điểm luận cứ đó như thế nào? (từ đó suy ra tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích)
Câu 1 :
-PTBĐ : Tự sự
Câu 2 :
-Luận điểm : Một cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống. Đừng quá vội vàng kết luận quá sớm để rồi sẽ phải hối hận .
Câu 3 :
-Luận cứ :
+Cai cách đánh giá của Ông giáo : “nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”
+Cái bình luận của ông giáo về vợ : “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.”
+Cái bình luận của ông giáo về cách nhìn nhận : “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
Câu 4 : Sắp xếp theo trình tự không gian . Mang một mạch cảm xúc phù hợp với cách bày tỏ quan điểm của Ông giáo
-> Ông giáo : có cách nhìn nhận đúng đắn về con người, thẳng thắn nói ra mọi ý kiến nhưng cũng có hoàn cảnh giống Lõa Hạc
-> Vợ lão : số khổ, nhà nghèo , cũng vì cuộc sống mà khiến người vợ tham bở đau khổ quá chứ không theo một nghĩa tối .
C1: tự sự
C2: luận điểm chính: sự cảm thông cao cả của tác giả dành cho những con người khốn khổ
C3: luận cứ : cách nhìn của vợ ông giáo về lão Hạc và của ông giáo về vợ của mình.
C4: sắp xếp tài tình, hợp lí, bộc lộ rõ tính cách từng nhân vật:
– Ông giáo: có cái nhìn tinh tế, đúng đắn về con người.
– Vợ ông giáo: không phải là người xấu nhưng vì hoàn cảnh ép buộc nên mới thành ra như vậy.