Chất A là một ankan thể khí. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít A cần dùng vừa hết 6 lít O2 lấy ở cùng điều kiện.
a. Xác định CTPT chất A
b. Cho chất A tác dụng với khí Clo ở 25oC và có ánh sáng. Hỏi có bao nhiêu dẫn xuất monoclo của A? Cho biết tên của các dẫn xuất đó? Dẫn xuất nào thu được nhiều nhất?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
a.
Gọi CTTQ của ankan là CnH2n+2
PTHH :
CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 –to–> nCO2 + (n+1)H2O
Ta có tỉ lệ về số mol cũng bằng tỉ lệ về thể tích nên
theo PT , ta có : V A . (3n+1)/2 = V O2
⇒ 1,2.(3n+1)/2 = 6 ⇒ n = 3
Vậy CT của A là C3H8
b/
Có hai dẫn xuất monoclo của A
CH3-CH2-CH3 + Cl2 –ánh sáng–> CH3-CH2-CH2-Cl + HCl
(1-clo propan)
CH3-CH2-CH3 + Cl2 –ánh sáng–> CH3-CH(Cl)-CH3 + HCl
(2-clopropan)
Dẫn xuất 2-clopropan thu được nhiều hơn dẫn xuất 1-clopropan
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
– Ankan A có CTTQ : CnH2n+2
– Đốt A:
CnH2n+2 +(3n+1)/2O2 ->nCO2+(n+1)H2O
– Lập tỉ lệ:
1/1,2 = ((3n+1)/2) / 6
=> n = 3
a) CTPT A là C3H8
b)
CH3-CH2-CH3 + Cl2 – as, 25°C -> 2 dẫn xuất monoclo + HCl
(1) CH3-CH2-CH2Cl : 1-clopropan
(2) CH3-CHCl-CH3 : 2-clopropan
– Theo quy tắc Markovnikov : Cl- sẽ tấn công C bậc cao ( C mang ít H) nên dẫn xuất (2) sẽ thu được nhiều nhất.