(Chỉ em bài này với anh chị) 5. Một người đi xe đạp từ A đến B mất 1 giờ nếu người đó tăng vận tóc thêm 5 km mỗi giờ thì đi từ A đến B chỉ mất 3 phần

(Chỉ em bài này với anh chị)
5. Một người đi xe đạp từ A đến B mất 1 giờ nếu người đó tăng vận tóc thêm 5 km mỗi giờ thì đi từ A đến B chỉ mất 3 phần 4 giờ. Tính quãng đường AB.

0 bình luận về “(Chỉ em bài này với anh chị) 5. Một người đi xe đạp từ A đến B mất 1 giờ nếu người đó tăng vận tóc thêm 5 km mỗi giờ thì đi từ A đến B chỉ mất 3 phần”

  1. Vì quãng đường đi như nhau nên thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Ta có:

    $\dfrac{\text{vận tốc ban đầu}}{\text{vận tốc lúc sau}}=\dfrac{\text{thời gian lúc sau}}{\text{thòi gian ban đầu}}=\dfrac{\dfrac{3}{4}}{1}=\dfrac{3}{4}$  

    Coi vận tốc ban đầu của xe đạp là 3 phần thì vận tốc lúc sau của xe đạp là 4 phần bằng nhau như thế. Hiệu số phần bằng nhau là:

              $4-3=1$ (phần)

    Giá trị 1 phần là:

              $5:1=5$ (km)

    Vận tốc ban đầu của xe đạp là:

             $5\times3=15$ (km/giờ)

    Độ dài quãng đường AB là:

              $15\times1=15$ (km)

                         Đáp số: $15$ km

    Bình luận
  2. – Tỉ số số thời gian lúc đầu và lúc sau là :

          1 : `3/4` = `4/3` 

    – Trên cùng 1 quãng đường, vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch => Tỉ số vận tốc lúc đầu và lúc sau là `3/4`

    – Vận tốc lúc sau là :

           5 : (4 – 3) x 4 = 20 (km/giờ)

    – Quãng đường AB dài là :

           20 x `3/4` = 15 (km)

    Bình luận

Viết một bình luận