Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học chữ nôm và chữ hán

Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học chữ nôm và chữ hán

0 bình luận về “Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học chữ nôm và chữ hán”

  1. Bài làm:

    *Điểm chung:

     +Được sử dụng rộng rãi trong một khoảng thời gian :))

    +Đều là sáng tác của người Việt.

    +Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.

    +Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.

     +Đều để lại những thành tựu xuất sắc, có các tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại đó.

    *Khác nhau:

    *Văn học chữ Hán:

    +Gồm nhiều thể loại phong phú: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật.

    +Là bộ phận có địa vị thống trị, được các triều đại phong kiến coi trọng.

    +Bị chi phối bởi cách phát âm của người Việt, tạo ra và củng cố dần âm Hán-Việt

    +Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.

    *Văn học chữ Nôm:

    -Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế kỉ XIII)

    -Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (theo thể lục bát), ngâm khúc ( theo thể song thất lục bát), thơ Nôm, thơ Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói…

    -Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc và trong đời sống của nhân dân.

    *Chúc bạn làm bài tốt*

    Bình luận
  2. * Giống nhau

    – Tác giả đều là người Việt

    – Có nội dung phản ảnh đời sống, tình cảm của con người.

    * Khác nhau

    – Văn học chữ Hán

     + Nhiều thể loại 

     + Viết bằng chữ Hán

    – Văn học chữ Nôm

     + Thể loại chủ yếu là thơ và truyện thơ

     + Có nhiều bài thơ đạt được thành tựu nhất định.

    Bình luận

Viết một bình luận