Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ: Chiều tối ( hồ Chí Minh) và Từ ấy( Tố Hữu)

Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ: Chiều tối ( hồ Chí Minh) và Từ ấy( Tố Hữu)

0 bình luận về “Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ: Chiều tối ( hồ Chí Minh) và Từ ấy( Tố Hữu)”

  1. a)Chiều tối

    1. Giá trị nội dung

       -Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống

        -Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

    => Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

    2. Giá trị nghệ thuật

      – Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:

       + Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại

        + Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối , lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp, luôn hướng đến sự sống, lạc quan..

       – Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

       -Bác cũng sử dụng các biện pháp tu từ trong bài Chiều tối như: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả thời gian để vừa tả cảnh vừa tả tâm tư của chính mình, gửi gắm nỗi lòng qua từng câu từng chữ.

    b)Từ ấy

    1.Giá trị nội dung

       -Từ ấy” đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.

    2. Giá trị nghệ thuật

       -Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).

       -Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.

       -Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.

      -Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

    Bình luận
  2. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Chiều tối – Hồ Chí Minh

    • Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa cổ những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gơi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.
    • Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm {quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm “sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ “hồng” trong càu thơ cuối chẳng hạn.

    Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Từ ấy -Tố Hữu

    • Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bàng’ những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm (nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
    • Nhạc điệu của bài thơ trước hết được tạo ra từ thể thơ thất ngôn – vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: Từ ấy trong tôi / bừng nắng hạ… Hồn tôi/là một vườn hoa lú… Gần gũi nhau/thêm mạnh khối đời… Hệ thống vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, như: hạ – lá; người – nơi – đời ; nhà – pha,…
    Bình luận

Viết một bình luận