Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong bài CẢNH KHUYA và nêu tác dụng GIÚP MÌNH NHÉ

Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong bài CẢNH KHUYA và nêu tác dụng
GIÚP MÌNH NHÉ

0 bình luận về “Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong bài CẢNH KHUYA và nêu tác dụng GIÚP MÌNH NHÉ”

  1. Phương pháp nghệ thuật:

    +Điệp ngữ:lồng;chưa ngủ

    +So sánh:Tiếng suối với tiếng hát;cảnh vật đẹp với bức tranh

    Tác dụng:

    +Điệp ngữ:”lồng”:Ý chỉ đan xen các sự vật đó lại với nhau.Kết nối các không gian lại với nhau=> tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

    +Điệp ngữ:”chưa ngủ”:Ý muốn nói đến lí do thứ nhất mà khiến Bác chưa ngủ là cảnh thiên nhiên đẹp và lí do thứ hai là lo lắng cho đất nước=>thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác

    So sánh:+Tiếng suối được so sánh như tiếng hát xa vừa trong trẻo lại ngân vang

    +Cảnh khuya được so sánh như chưa vẽ ý muốn nói vẽ thiên nhiên và tâm trạng của Bác lúc ấy

    #Học tốt

    Bình luận
  2. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    `->` Phép tu từ so sánh : lấy hình ảnh ” tiếng hát xa ” so sánh với ” tiếng suối “.

    `=>` Tác dụng :

    – Đây là một phép so sánh vô cùng độc đáo và đặc biệt thể hiện sự khéo léo về tài năng của Bác.

    – Làm câu thơ hay hơn, chan chứa đầy âm của suối và thêm sinh động.

    – Giúp ta cảm nhận được độ trong trẻo ; tinh khiết và không hề lẫn tạp âm của tiếng suối ; âm thanh trầm bổng, vang vọng và du dương của suối nơi núi rừng Việt Bắc.

    ” Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.

    `->` Phép liệt kê ” trăng, cổ thụ, hoa”.

    `->` Điệp ngữ” lồng “.

    `=>` Tác dụng :

    – Làm câu thơ thêm sinh động, góp phần giúp người đọc cảm nhận rõ ràng và thấy được vẻ đẹp thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc.

    – Tạo tính tầng bậc, xen kẽ cho câu thơ ; giúp ta cảm nhận rõ được độ lớn rộng, bao la, khoảng trời sáng của một đêm trăng núi rừng Việt Bắc.

    `=“>` Hai câu thơ đầu vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cảnh núi rừng Việt Bắc có cả âm thanh trong trẻo, du dương, trầm bổng của suối và hình ảnh trăng sáng rực với những sự vật được bao quanh khoảng trời mênh mông, bao la.

    ” Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà “.

    `->` Phép so sánh.

    `->` Điệp ngữ chuyển tiếp ” chưa ngủ “.

    `=>` Tác dụng :

    – Hai câu thơ cuối chính là nguyên nhân lý giải sự việc Bác không ngủ :

    + Bác không ngủ vì có chút gì đó mê đắm ngắm nhìn thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vô cùng thơ mộng với ánh ánh trăng sáng, tiếng suối chảy róc rách.

    + Nhưng lý do sâu xa hơn là vì Bác đang lo lắng cho sự an nguy cho nhân dân trong thời kỳ chống Pháp.

    `=>` Nổi bật rõ lên tấm lòng thi sĩ yêu thiên nhiên và đặc biệt là tấm lòng một người chiến sĩ yêu nước, thương dân.

    Bình luận

Viết một bình luận