Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ có trong câu Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai rãi nắng dầm sương Nhớ ai

Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ có trong câu
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai rãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao,
viết thành 1 đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu nha

0 bình luận về “Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ có trong câu Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai rãi nắng dầm sương Nhớ ai”

  1. Biện pháp tu từ nổi bật của đoạn văn trên: Phép điệp từ “nhớ”

    Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm thương nhớ quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thiết.

     Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên nỗi nhớ đầu tiên anh dành cho quê nhà. Đó là quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Nơi ấy có bát canh rau muống, có món cà dầm tương . Những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh khôn lớn, trưởng thành…Và cái hương vị quê hương ấy đã hoà vào máu thịt, hoà vào hơi thở của anh.

    Có sản phẩm ắt có bàn tay người trồng tỉa, bón chăm, dãi dầu một nắng hai sương. Có lẽ vì thế, từ nỗi nhớ những món ăn dân dã, món ăn được tạo ra từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết  anh lại nhớ tới con người quê hương. Ban đầu là nỗi nhớ chung chung.Thế nhưng đến cuối bài ca, nỗi nhớ ấy hướng vào một con người cụ thể hơn : Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động : tát nước.Điệp từ “nhớ”, phép liệt kê  và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm nỗi nhớ kia, hoá thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh. Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người.

    Chúc cậu học tốt nhó!!!

    Bình luận
  2. *Các phép tu từ:

    -Liệt kê

    ->TD: liệt kê hành động trong câu

    -Điệp từ “nhớ”

    ->TD: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết của nhân vật

    *Đoạn văn :

     Đó là quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Nơi ấy có bát canh rau muống, có món cà dầm tương.

    Có sản phẩm ắt có bàn tay người trồng tỉa, bón chăm, dãi dầu một nắng hai sương. Có lẽ vì thế, từ nỗi nhớ những món ăn dân dã, món ăn được tạo ra từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết  anh lại nhớ tới con người quê hương. Ban đầu là nỗi nhớ chung chung.Thế nhưng đến cuối bài ca, nỗi nhớ ấy hướng vào một con người cụ thể hơn : Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động : tát nước.Điệp từ “nhớ”, phép liệt kê  và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm nỗi nhớ kia, hoá thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh. Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người.

    Bình luận

Viết một bình luận