Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các trường hợp:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ
c) tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào lòng
a) Bp: Nói quá
Tác dụng: nói về giá trị quan trọng của sức lao động, đi lên từ đôi tay trắng chỉ cần có sức người thì sỏi đá khô cằn cũng có thể thành hạt cơm dẻo mềm
b) Bp: Ẩn dụ
Tác dụng: Dùng hình ảnh Mặt Trời để nói về Bác, Bác như một mặt trời đỏ rực luôn chiếu sáng, dẫn lối cho dân tộc
c) tui chưa nghĩ ra!!!
a.
“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
– Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)
b.
– Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.
+ Nhân hóa : ” đi, thấy ”
+ Ẩn dụ : ” Mặt trời trong câu thứ 2 ”
– Tác dụng :
+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.
+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.
=> Ca ngợi sự vĩ đại của người
c.
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn. Từ hình ảnh thực: tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông, nhà thơ đã nâng lên thành hình ảnh đặc sắc, có tầm nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con sông rất gắn bó với nhau, mật thiết như là anh em, máu thịt của nhau. Cả hai đến với nhau cùng nhau giao hòa cộng hưởng, dành cho nhau khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của tuổi trẻ. Phải yêu sông lắm, thực sự gắn bó với sông, Tế Hanh mới có được kỉ niệm, và lưu giữ được những kỉ niệm đó, gửi gắm được vào những dòng thơ tuyệt vời, giàu hình ảnh đến như vậy.