Chiến dịch điện biên phủ 1954 ( cô em cho đề thế này th ạ huhu , ai giúp em với em cảm ơn )
0 bình luận về “Chiến dịch điện biên phủ 1954 ( cô em cho đề thế này th ạ huhu , ai giúp em với em cảm ơn )”
Đợt 1 (13-17.3), ta đập tan thế trận phòng ngự vòng ngoài của địch ở phía bắc và Đông Bắc, mở đầu bằng trận Him Lam (13.3.1954), tiếp đó tiêu diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập (xem trận đồi Độc Lập, 15.3.1954), bao vây, bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16.3.1954), đánh bại nhiều đợt phản kích của địch.
Đợt 2 (30.3-30.4), sau hơn 10 ngày xây dựng trận địa tiến công và bao vây với hàng trăm kilômét hào giao thông, hàng ngàn công sự và ụ súng các loại, ta tiến công diệt các cứ điểm E, D1, D2, C1 trên dãy đồi phía đông và 106, 311 trên hướng Tây-Bắc sân bay Mường Thanh, nhưng đánh cứ điểm A1 (xem trận đồi A1, 30.3-7.5.1954) và các cứ điểm C2, 105 không thành công, bị địch phản kích chiếm lại nửa đồi C1.
Từ 16.4 ta phát triển trận địa bao vây, tiến công, đánh lấn diệt các cứ điểm 105 (ngày 18.4), 206 (xem trận cứ điểm 206, 17-23.4.1954), đào hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch nhằm giành lại sân bay (xem trận sân bay Mường Thanh, 21-23.4.1954), kết hợp bắn tỉa và đưa pháo phòng không xuống cánh đồng Mường Thanh khống chế rồi triệt hẳn tiếp tế đường không của địch.
Đợt 3 (1-7.5), ta lần lượt đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông (C1, C2 và A1), diệt một số cứ điểm ở phía Tây, tăng cường vây ép phân khu Hồng Cúm, bao vây uy hiếp SCH trung tâm, dập tắt hy vọng rút chạy của địch; 15 giờ 7.5 tổng công kích vào trung tâm Mường Thanh, bắt tướng Đờ Catxtơri (De Castrie) và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, buộc số địch còn lại ở phân khu trung tâm phải đầu hàng, truy kích và bắt gọn bộ phận địch ở Hồng Cúm địch rút chạy.
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướngVõ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự được trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt NamThực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp sau nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ và can dự ngày càng sâu sắc của Hoa Kỳ Pháp đã không còn bất kì khả năng nào để tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam sau thảm bại này. 5 sao
Đợt 1 (13-17.3), ta đập tan thế trận phòng ngự vòng ngoài của địch ở phía bắc và Đông Bắc, mở đầu bằng trận Him Lam (13.3.1954), tiếp đó tiêu diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập (xem trận đồi Độc Lập, 15.3.1954), bao vây, bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16.3.1954), đánh bại nhiều đợt phản kích của địch.
Đợt 2 (30.3-30.4), sau hơn 10 ngày xây dựng trận địa tiến công và bao vây với hàng trăm kilômét hào giao thông, hàng ngàn công sự và ụ súng các loại, ta tiến công diệt các cứ điểm E, D1, D2, C1 trên dãy đồi phía đông và 106, 311 trên hướng Tây-Bắc sân bay Mường Thanh, nhưng đánh cứ điểm A1 (xem trận đồi A1, 30.3-7.5.1954) và các cứ điểm C2, 105 không thành công, bị địch phản kích chiếm lại nửa đồi C1.
Từ 16.4 ta phát triển trận địa bao vây, tiến công, đánh lấn diệt các cứ điểm 105 (ngày 18.4), 206 (xem trận cứ điểm 206, 17-23.4.1954), đào hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch nhằm giành lại sân bay (xem trận sân bay Mường Thanh, 21-23.4.1954), kết hợp bắn tỉa và đưa pháo phòng không xuống cánh đồng Mường Thanh khống chế rồi triệt hẳn tiếp tế đường không của địch.
Đợt 3 (1-7.5), ta lần lượt đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông (C1, C2 và A1), diệt một số cứ điểm ở phía Tây, tăng cường vây ép phân khu Hồng Cúm, bao vây uy hiếp SCH trung tâm, dập tắt hy vọng rút chạy của địch; 15 giờ 7.5 tổng công kích vào trung tâm Mường Thanh, bắt tướng Đờ Catxtơri (De Castrie) và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, buộc số địch còn lại ở phân khu trung tâm phải đầu hàng, truy kích và bắt gọn bộ phận địch ở Hồng Cúm địch rút chạy.
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự được trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt Nam Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp sau nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ và can dự ngày càng sâu sắc của Hoa Kỳ Pháp đã không còn bất kì khả năng nào để tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam sau thảm bại này.
5 sao