Chiến thắng lớn của chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968)

Chiến thắng lớn của chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968)

0 bình luận về “Chiến thắng lớn của chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968)”

  1. Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, MTDTGPMN đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240.000 quân Mĩ và đồng minh, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay và trực thăng, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô. Tại miền Bắc, hơn 1.000 máy bay các loại bị bắn rơi, hàng chục tàu chiến Mĩ bị bắn cháy.

    Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại quân lực Việt Nam Cộng hòa, phá từng mảnh “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

    Tranh châm biếm cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam: “Chúng tôi đem tới Dân chủ”

    Trong khi đó, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế, khủng hoảng về chiến lược quân sự và chính sách đối ngoại, không có cách gì khắc phục được. Trong nước, sự phân hoá giữa phái chủ chiến và chủ hoà, giữa các tầng lớp xã hội Mỹ với Chính phủ liên bang… ngày càng trở nên gay gắt. Đó thực sự là một áp lực chính trị ngày càng tăng đối với chính quyền và đối với cá nhân Tổng thống Mỹ Johnson.

    Trên thế giới, việc gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khiến Mỹ ngày càng bị cô lập, ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ nhân dân Việt Nam. Ngày 15-11-1966, Toà án quốc tế Bertrand Russell xét xử “tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam” được thành lập theo sáng kiến của nhà bác học người Anh Bertrand Russell. Toà án họp chính thức lần thứ nhất từ ngày 02 đến ngày 13-5-1966 tại Stockholm (Thuỵ Điển) với hơn 300 đại biểu đến từ các nước và đông đảo phóng viên báo chí, vô tuyến truyền hình quốc tế, và kỳ họp thứ hai từ ngày 20-11 đến ngày 1-12-1967 tại Copenhagen (Đan Mạch). Với những bằng chứng thực tế và đầy sức thuyết phục, Toà án Bertrand Russell kết luận: “Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác xâm lược chống nước Việt Nam, các Chính phủ Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nam Triều Tiên là những nước đồng lõa đã phạm những tội ác man rợ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.” Kết luận của Toà án Bertrand Russell có ý nghĩa về chính trị to lớn, có ảnh hưởng rộng rãi trong dư luận thế giới, nhất là dư luận ở nước Mỹ và các nước phương Tây.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trước đây đã từng ủng hộ chính sách của Tổng thống Johnson đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nay cũng tỏ ra chán nản và nghi ngờ kết quả của chính sách leo thang của Mỹ ở Việt Nam. Tình hình miền Nam lúc đó như McNamara đánh giá là: “một bức tranh ảm đạm, đau đớn đến tột cùng. Nhưng khi đó, tôi không thấy cách gì tốt hơn”[18] Theo đó, “Các chính sách và chương trình của Mỹ ở Đông Dương đã phát triển theo một hướng mà chúng ta (Mỹ) đã không lường trước được… và sự thiệt hại về người, chính trị, xã hội và kinh tế là không thể tưởng tượng được. Chúng ta (Mỹ) đã thất bại” [19]

    Bình luận

Viết một bình luận