-Chiến tranh TG thứ 1: thời gian, nguyên nhân, kết cục ?
– cuộc cải cách duy tân ở nhật bổn: thời gian, người thực hiện
– trình bày thành tựu của cách mạng công nghiệp anh thế kỉ 18
– vì sao khu vực đông nam á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây
– nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở đông nam á sau chiến tranh TG 1
– vì sao chiến tranh TG bùng nổ
– cách mạng đầu thế kỉ 20 TG có nhiều tiến bộ khoa học kĩ các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ
mời các thánh :”>
1/
* Nguyên nhân chiến tranh
– Nguyên nhân sâu xa:
+ Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều
giữa các nước tư bản về kinh tế chính trị đã làm thay đổi sâu sắc
so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn
đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên:
+ Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
+ Anh – Bô ơ năm 1899 – 1902
+ Nga – Nhật năm 1904 – 1905
+ Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành
thị trường thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối
quân sự đối lập nhau:
+ Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung vào năm
1882.
+ Khối Hiệp ước gồm Anh – Pháp – Nga vào năm
1907
→ Cả hai khối đều ra sức chạy đua vũ trang nhằm tranh giành
nhau làm bá chủ thế giới.
Như vậy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ
nhất ( 1914-1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn
đề thuộc địa
– Nguyên nhân trực tiếp( duyên cớ):
+ Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một phần tử người
Xéc-bi ám sát. Sự kiện này châm ngòi cho cuộc chiến tranh.
Kết cục của chiến tranh:
– Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về
người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương,
nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị
phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ
đôla.
– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng
3/
– Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.
4/
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:
– Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
– Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
– Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
5/
– Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
– Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
– Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
6/
CTTG thữ mấy v bn ?
7/
– Kinh tế Anh:
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp
+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.
– Kinh tế Pháp
+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ
+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi
– Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.
CÂU 2 MK KO BT