Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy.Liên Xôbị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.
Những trận ném bom củaKhông quân Đứcvào Frampol, Wieluń vàWarsaw,Ba Lannăm 1939 đã hình thành khái niệmném bom chiến lượcnhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.
Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướngWinston Churchillthất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.
Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng MỹGeorge Marshallđã triển khaikế hoạch phục hưng châu Âu(Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 – 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.
Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Muốn có hòa bình đơn giản chỉ cần diệt bỏ lòng tham, không tranh chấp hơn thua nhau về kinh tế vật chất hay ý thức hệ chính trị, tôn giáo nữa, nhưng đó chỉ là lý thuyết suông. Ai cũng biết chiến tranh là do sự kỳ thị lẫn nhau về tôn giáo hoặc chính kiến (ý thức hệ), nhưng những thứ này thật ra chỉ là bề nổi khi cần thì trưng ra để phủ lên cái lớp thực chất bên trong là những cuộc tranh chấp về quyền lợi kinh tế, trong một thế giới mà tài nguyên thiên nhiên và các nguồn của cải khác vốn dĩ giới hạn và phân bố không đồng đều, trong khi ý chí của kẻ mạnh là muốn chia lại để giành được phần hơn. Điều này chính Marx cũng đã từng phát biểu, đại khái rằng khi người ta hành động thì thường tìm cách đưa ra những chiêu bài cao siêu này khác, nhưng thực tế chỉ là tranh chấp nhau về của cải vật chất. Sự làm giàu lên của nước này sau khi đã khai thác hết phần tài nguyên thiên nhiên của mình, do vậy thông qua những con đường quanh co chắc chắn phải là sự nghèo đi của nước khác nếu vấn đề chia của không được giải quyết trên cơ sở của tình liên đới và luật công bằng. Thực tế cho thấy mỗi khi chiến tranh sắp sửa hoặc đang nổ ra ở đâu đó thì liền có những tiếng nói kêu gọi hòa bình vang lên của các nhà đạo đức, các lãnh tụ tôn giáo, hay của các tổ chức quốc tế mà cơ quan cao nhất là Liên Hiệp Quốc, nhưng dường như không bao giờ ngăn cản được chiến tranh xảy ra. Các bên tham chiến thường tảng lờ lời khuyên của Giáo hoàng hoặc của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mà vẫn hành động theo ý chí của họ cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ, trong đó có một bên đã thắng lợi và thỏa mãn. Công dân các nước tuyên chiến cũng có người phản đối chiến tranh vì lòng nhân đạo hoặc vì sợ con em họ có thể bị thiêu thân vào lò lửa, và tuy phản đối vậy nhưng nếu bảo họ hi sinh bớt một số quyền lợi bằng cách chấp nhận cuộc sống kiệm ước và đạm bạc hơn thì họ lại nhao nhao lên phản đối, bảo rằng nhà cầm quyền không chăm sóc tốt đời sống cho họ. Vì vậy nhà cầm quyền nào muốn đứng vững cũng phải thỏa mãn cái bao tử đầy ham hố cùng những thứ dục vọng xa xỉ khác trên mức sinh tồn của các công dân bằng cách gom góp của cải các nơi mang về, khi không thể bằng con đường thương mại bình thường được thì phải phát động chiến tranh và đưa ra đủ thứ chiêu bài giả dối để khỏa lấp tội ác. Đó là lý do của sự phân hóa thành hố ngăn cách giàu nghèo trầm trọng giữa các nước mà cũng là mầm mống của các mối mâu thuẫn tạo nên tình trạng bất ổn định thường trực trên phạm vi toàn cầu xưa nay.
K bóc lột đàn áp cần giữ cho các mối quan hệ luôn tốt đẹp tránh những tình trạng tranh chấp diễn ra
Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.
Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.
Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.
Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 – 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.
Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Muốn có hòa bình đơn giản chỉ cần diệt bỏ lòng tham, không tranh chấp hơn thua nhau về kinh tế vật chất hay ý thức hệ chính trị, tôn giáo nữa, nhưng đó chỉ là lý thuyết suông. Ai cũng biết chiến tranh là do sự kỳ thị lẫn nhau về tôn giáo hoặc chính kiến (ý thức hệ), nhưng những thứ này thật ra chỉ là bề nổi khi cần thì trưng ra để phủ lên cái lớp thực chất bên trong là những cuộc tranh chấp về quyền lợi kinh tế, trong một thế giới mà tài nguyên thiên nhiên và các nguồn của cải khác vốn dĩ giới hạn và phân bố không đồng đều, trong khi ý chí của kẻ mạnh là muốn chia lại để giành được phần hơn. Điều này chính Marx cũng đã từng phát biểu, đại khái rằng khi người ta hành động thì thường tìm cách đưa ra những chiêu bài cao siêu này khác, nhưng thực tế chỉ là tranh chấp nhau về của cải vật chất. Sự làm giàu lên của nước này sau khi đã khai thác hết phần tài nguyên thiên nhiên của mình, do vậy thông qua những con đường quanh co chắc chắn phải là sự nghèo đi của nước khác nếu vấn đề chia của không được giải quyết trên cơ sở của tình liên đới và luật công bằng. Thực tế cho thấy mỗi khi chiến tranh sắp sửa hoặc đang nổ ra ở đâu đó thì liền có những tiếng nói kêu gọi hòa bình vang lên của các nhà đạo đức, các lãnh tụ tôn giáo, hay của các tổ chức quốc tế mà cơ quan cao nhất là Liên Hiệp Quốc, nhưng dường như không bao giờ ngăn cản được chiến tranh xảy ra. Các bên tham chiến thường tảng lờ lời khuyên của Giáo hoàng hoặc của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mà vẫn hành động theo ý chí của họ cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ, trong đó có một bên đã thắng lợi và thỏa mãn. Công dân các nước tuyên chiến cũng có người phản đối chiến tranh vì lòng nhân đạo hoặc vì sợ con em họ có thể bị thiêu thân vào lò lửa, và tuy phản đối vậy nhưng nếu bảo họ hi sinh bớt một số quyền lợi bằng cách chấp nhận cuộc sống kiệm ước và đạm bạc hơn thì họ lại nhao nhao lên phản đối, bảo rằng nhà cầm quyền không chăm sóc tốt đời sống cho họ. Vì vậy nhà cầm quyền nào muốn đứng vững cũng phải thỏa mãn cái bao tử đầy ham hố cùng những thứ dục vọng xa xỉ khác trên mức sinh tồn của các công dân bằng cách gom góp của cải các nơi mang về, khi không thể bằng con đường thương mại bình thường được thì phải phát động chiến tranh và đưa ra đủ thứ chiêu bài giả dối để khỏa lấp tội ác. Đó là lý do của sự phân hóa thành hố ngăn cách giàu nghèo trầm trọng giữa các nước mà cũng là mầm mống của các mối mâu thuẫn tạo nên tình trạng bất ổn định thường trực trên phạm vi toàn cầu xưa nay.